Bài Thuyết minh lăng Minh Mạng tại Huế
☀ Chào mừng quý khách đã đến với cố đô Huế – vùng đất của những khung cảnh mộng mơ với những địa danh nổi tiếng, những khu di tích mang đầy ý nghĩa lịch sử văn hóa của đất nước Việt Nam.
Và bây giờ chúng ta sẽ khám phá điểm dừng chân đầu tiên trong chương trình ngày hôm nay, đó chính là lăng Minh Mạng.
Kính thưa quý khách! Huế xưa kia là kinh thành Huế, là vùng đất của 9 chúa 13 vua triều Nguyễn-1 dòng họ lớn của Việt nam bắt đầu từ năm 1558 với sự khởi đầu của chúa Nguyễn Hoàng và kéo dài suốt 5 thế kỷ tới 1945 thì kết thúc dưới thời vua Bảo Đại. Có thể nói Huế là nơi lưu giữ nhiều di tích xưa có giá trị cao. Đặc biệt tôi muốn nói tới hệ thống lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn. Đây là hệ thống công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách của người Việt nam chúng tôi. Thưa quý khách, xưa kia người Việt chúng tôi có quan niệm: “sống gửi, thác về”, nghĩa là cuộc sống trên trần gian chỉ là tạm bợ, chết mới là về cõi vĩnh hằng. Cũng với quan niệm ấy nên các vị vua triều Nguyễn khi còn đương nhiệm đã lo xây dựng cho mình mộ phần để sau này yên giấc ngàn thu. Chính vì vậy ngày nay đất Huế được thừa hưởng nhiều di tích có giá trị hầu như là nguyên vẹn.
😊 Kính thưa quí khách chúng ta đang đứng trước lăng Minh Mạng, nhưng trước khi vào bên trong , tôi xin sơ lược cho quí khách về tiểu sử vị vua này.
Minh Mạng (1791-1841) có tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, là hoàng tử thứ tư của Vua Gia Long và hoàng hậu Thuận Thiên. Minh Mạng là vị vua xây dựng chế độ phong kiến tập quyền tiêu biểu, mọi quyền lực tuyệt đối đều thuộc nhà vua. Ông cũng là người hoàn thiện thể chế chính trị hành chính quốc gia, xây dựng nhiều công trình quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trong như kinh đô Huế, kênh rạch phục vụ sản xuất nông nghiệp, mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài….làm vua 20 năm Minh Mạng đã có những đóng góp nhất định trong việc cũng cố chế độ quân chủ tập quyền triều Nguyễn và ổm định bờ cõi:
– Chia nước thành 31 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Hoàn thành xây dựng kinh đô Huế cùng hệ thống phòng thủ ở các địa phương trong nước, đổi tên nước là Đại Nam.
– Lập cơ mật viện để bàn việc quốc sự, tổ chức lại bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương tới làng xã.
– Nhằm tránh sự chuyên quyền của tướng lĩnh và sự lộng hành của hậu cung, nhà vua chủ trương thành lập tứ bất lập ( không lập tể tướng, không lập hoàng hậu và thái tử, không lấy trạng nguyên). Đối với thái giám nhà vua ban chỉ dụ chỉ được hầu hạ trong cung chứ không cho giữ chức quyền.
– Về nông nghiệp, nhà vua khuyến khích phát triển nông nghiệp, giảm tô tức cho nông dân, hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, quay đê lấn biển, đẩy mạng khai hoang ở miền Nam, hoàn thiện kênh đào Vĩnh Tế… ngoài ra nhà vua quan tâm đến phát triển kỹ thuật đóng tàu, trong thời kì này nước ta đóng thành công tàu chạy bằng máy hơi nước.
– Về văn hoá nhà vua coi trọng tuyển dụng nhân tài, mở khoa thi hội thi đình khắc tên những người đỗ tiến sĩ trên bia văn miếu, lập quốc sử quán sưu tầm và biên soạn sách . Hoàn thành việc xây dựng kinh đô Phú Xuân.
– Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh, nhà vua hết sức nể trọng và tiếp thu đường lối trị quốc của nhà Thanh . Đối với Ai Lao và Chân Lạp, Đại Nam đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ hai nước này và xây dựng nước ta là một trong những nước hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
Thưa quí khách trong cuộc sống chăn gối đời thường vua Minh Mạng là vị vua nổi tiếng có sức khoẻ dẻo dai, bền bỉ. Có lẽ nhà vua nhà vua nhờ vào tao thuốc đặc chế tên gọi là “ Minh Mạng thang” hay chăng?
Hưởng dương 51 tuổi nhưng Minh Mạng có tới 142 người con trong đó có 78 hoàng nam, 64 hoàng nữ. Bình nhật khi nghỉ ngơi có tới 5 bà hầu hạ, sau 5 canh thì danh sách các bà được chuyển qua phủ Tôn Nhơn để tiện theo dõi việc ra hoa kết nhị của các bà sau này. Hiệu quả của Minh Mạng thang là “nhất dạ ngũ dao sinh tứ tử” quả danh bất hư truyền!
Thưa quí khách Minh Mạng cũng là người sính thơ. Có một giai thoại văn chương khá thú vị giữa nhà vua với Cao Bá Quát. Cao Bá Quát là cậu bé rất thong minh và tinh nghịch. Một hôm biết tin nhà vua thăm thắng cảnh Hà Nội, Cao Bá Quát chờ kiệu vua đi qua hồ Tây, liền xâm xăm nhảy xuống hồ để tắm. Quan quân hốt hoảng bắt trói lại, Quát giãy dụa la lối om sòm. Minh Mạng truyền lệnh đến hỏi, quát khai là học trò nhà quê lên tỉnh chơi không biết phép tắc chi c. Nghe là học trò Minh Mạng liền ra câu đối bắt Quát đối lại, nếu đối được thì tha.
Minh Mạng vừa nhìn hồ nước trong veo cá từng đàn tung tăng đuổi nhau, liền ra vế đối “nước trong leo lẻo cá đớp cá ”. Cao Bá Quát đang bị trói giữa trời nắng liền đối lại “trời nắng trang trang người trói người”. Minh mạng dù phật lòng vì ý nghĩa câu đối xỏ xiên của Cao Bá Quát nhưng cũng khuất phục tài ứng đối nhanh lẹ, nên truyền cởi trói cho họ Cao
Lên làm vua được 7 năm Minh Mạng cho người đi tìm đất xây lăng cho mình, quan địa lí Lê Văn Đức đã tìm vị trí tốt tại núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lăng , nơi hợp lưu của hai nguồn tả hữu Trạch tạo nên sông Hương. Nhưng mãi 14 năm cân nhắc vua mới quyết định chọm nơi này. Tháng 4/1840 vua xem chỗ đất và đổi tên vùng núi cẩm khê thành núi Hiếu Sơn . Vua sai các quan đại thần khảo sát địa thế đo đạc đất đai và vẽ toàn bộ núi đồi, khe suối, sông ngòi ở đây cùng sơ đồ dự án kiến trúc La Thành, Bửu Thành, điền, lầu, đình, tạ, đường, viện cho đến nơi đào hồ làm cầu dựng cửa… Đích thân nhà vua phê chuẩn , xem xét đồ hoạ thiết kế của các quan. Tháng 9/1840 triều đình huy động 3000 lính và thợ điều chỉnh mặt bằng và xây dựng vòng la thành xung quanh khu vực kiến trúc trên khu đất 14 ha. Tất cả các công trình đăng đối theo trục dọc thể hiện sự bền vững. Sau 8 tháng thi công công trình 1/1841 nhà vua băng hà giữa lúc ông 50 tuổi.
Một tháng sau vua thiệu trị tiếp tục xây lăng và sai các quan đại thần Tạ Quan Cự , Hà Duy Phiên, Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Đường đứng ra lo liệu công tác ấy. Triều đình điều 1 vạn lính và thợ bộ binh và bộ công lên làm việc: 7 viên quan , 140 viên suất đội , 7000 biền lính . Trong không khí oi bức của mùa hè năm ấy, tại công trình đã có 3000 người bị kiết lị cùng một lúc. Nhà vua bắt Thái Y Viện phải đem tất cả các y sinh và thuốc men trong viện lên chữa cho bằng được. Ngay sau khi bệnh dịch được dập tắt, việc xây dựng lăng được tiếp tục . Quan tài vua Minh mạng được đưa vào chon ở Bửu Thành bằng con đường toại đạo 8/1841 và tấm bia “Thành Đức Thần Công” mới hoàn tất theo đồ án của vua Minh Mạng để lại.
Lăng Minh Mạng là tổng thể qui mô khoảng 40 công trình lớn nhỏ, nằm trên khu đồi núi ven sông thoáng mát. Thầy địa lí Lê Văn Đức rất có lí trí khi chọn vị trí này vì vùa hợp với thuật phong thuỷ vừa hợp với cảnh quan xung quanh. Trong chu vi được giới hạn bởi vòng La Thành dài 1750m là quần thể kiến trúc là cung điện, lâu đài, đình, tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường thần đạo dai 700m , bắt đầu từ đại Hồng Môn đến La Thành sau mộ vua. Hình thể lăng giống như người đang nằm nghỉ với tư thế thoải mái đầu gối lên núi kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt , hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên . bên trong La Thành là các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau thành từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng. Tất cả đều được sắp sếp theo trật tự chặt chẽ có hệ thống giống như xã hội ông đang cai trị, một xã hội tổ chức theo chính sách từ trung ương tới địa phương hết sức chặt chẽ.
Thưa quí khách qua bố cục của lăng ta có thể thấy được đức tính và phong cách của vua Minh Mạng đó là tham vong của ông vua muốn ôm trọn vũ trụ vào lòng mình. Lăng có 5 vòng tròn: Mộ vua hình tròn ở giữa tượng trưng cho mặt trời, vòng thư hai hồ Tân Nguyệt , vòng thứ ba La Thành, vòng thứ tư là sông Hương, vòng thứ 5 là đường chân trời. Nếu ta nhìn từ trên cao xuống , ta thấy quần thể kíên trúc này gồm 2 chữ Minh Mạng. Nếu quan sát từ đất ta thấy được chữ Minh gồm hai chữ Nhật và nguyệt cộng lại.
Trước mặt quí khách là Đại Hồng Môn là cổng chính đi vào lăng cao 9 m. rộng 12m, cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp, được trang trí rất đẹp. Cổng chỉ mở một lần lúc đưa quan tài của nhà vua vào lăng , sau đó được đóng kín để tỏ lòng tôn kinh nhà vua . Đại Hồng Môn-cửa đi vào niềm vui lớn, vậy tại sao lại gọi như vậy, có lẽ rằng có chết của con người là một qui luật, đồng thời quan niện “sồng kí, tử quy” sống chỉ là tạn thời chết là sang một thế giới vĩnh hằng. Ra vào phải đi hai bên của phụ tả và hữu Hồng Môn vì vậy lúc mới vào đoàn chúng ta đi bằng cửa phụ chứ không đi bằng cổng chính là lí do đó.
Và chúng ta đang đứng tại sân chầu, gạch dưới nền được lát bằng gạch Bát Tràng , hai bên có hai hàng tượng quan biên, voi, ngựa. Trong năm tượng quan thì có hai tượng quan văn và ba tượng quan võ điều này nói lên rằng vua Minh Mạng là vị vua rất coi trọng nho giáo phát triển giáo dục nhưng ông cũng là người rất coi trọng võ để bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh các nước phương Tây đang mở rộng xâm lược thuộc địa ở châu Á . Người ta xây dựng các hình tượng này vì với quan niện rằng sau khi vua băng hà thì vẫn còn trị vì ở thế giới bên kia cho nên cần những con vật cưỡi và các quan để đứng chầu nhà vua để bảo vệ như khi còn sống. Tiếp đến là hai con nghê (con vật tưởng tượng ăn cỏ, đầu sư tử, mình ngựa, chân đại bàng) chức năng là để giám sát long trung thành của quan lại nhà Nguyễn.
Phía tay phải của tôi đó là nhà bia, trong nhà bia là tấm bia “Thánh Đức Thần Công” (đức như thánh, công như thần nghĩa của cụm từ này là công đức của nhà vua như thánh thần) được làm từ khối đá xanh cao hơn 5m lấy từ Thanh Hoá vào. Nội dung tấm bia viết về tiểu sử và công đức của vua Minh Mạng do vua Thiệu Trị viết. Nhà bia được làm ở trên cao như tôn thêm công lao của một vị vua tài, anh minh, quyết đoán của nhà Nguyễn.
Đoàn chúng ta đi qua nhà bia sẽ vào Hiển Đức Môn mở đầu cho khu vực điện tẩm .Hiển Đức Môm nghĩa là cửa vào nơi vinh hiển của nhà vua. Sau Hiển Đức Môn được giới hạn bởi một lớp thành hình vuông biểu trưng cho đất vuông. Ở trung tâm khu vực là điện Sùng Ân ( sung-tôn sung, ân-là ân đức, ân nghĩa: nghi nhớ sự tôn sùng ân tình, ân nghĩa của vua nơi thờ bài vị của vua và kế bên đó là bài vị của bà Tả Thiên Hoàng Hậu (Hồ Thị Hoa) . Ngôi điện được xây dựng theo lối nhà kép, còn gọi là “trùng thiềm điệp ốc ( nhà nối liền nhau, mái chồng lên nhau)”. Mái sau của nhà trước nối với mái trước cuả nhà sau bằng mái vỏ cua hay gọi là “trần thừa lưu”. Bên trên trần có máng sối bằng đồng hứng nước của hai mái nhà này rồi chảy xuống mái hạ hai bên có miệng rồng đắp nổi. Nơi đây tượng trưng cho nơi nghỉ của nhà vua. Và hai bên của điện Sùng Ân là nơi thờ các quan và cung tần. Và quí khách thấy đấy, đây là Hoàng Trạch Môn (cửa vào nhà vua) là gianh giới nơi thờ và mộ táng, đầy hoa ngát hương, là nơi mở đầu cho thế giới đầy an nhàn và siêu thoát, vô biên. Bước xuống 17 bậc thềm bằng đá Thanh dịu mát để rơi mình vào khoảng không gian đầy hoa thơm cỏ lạ. Từ đây ta thấy ba cây cầu bắc qua hồ Trừng Minh và một trong ba cây cầu đưa chúng ta tới minh Lâu nằm chân đồi Tam Tài Sơn, là nơi vua ngắm cảnh, ngắm trăng và suy ngẩm nhân thế.
Như vậy qua tôi giới thiệu quí khách có thể thấy được những nét kiến trúc nổi bật của khu lăng ngoài tính cách đăng đối uy nghiêm đường bệ , lăng Minh Mạng còn có nét quyến rũ của thiên nhiên đã được chỉnh trang lại làm bối cảnh cho
các công trình kiến trúc.
Các kiến trúc sư bậc thầy ngày nay cũng phải khâm phục trước nghệ thuật tạo hình tuyệt diệu của lăng này.
Hết Part 1……
Phần cuối xem tại đây: https://citytourdanang.com/bai-thuyet-minh-lang-minh-mang-part-2.html