Những khoa thi cuối cùng của triều Nguyễn

City tour Đà Nẵng xin chia sẽ đến bạn đọc một bài viết hay với chủ đề về thi cử tại triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng và gần nhất với chúng ta.

Gia Long lên ngôi, tình hình chính trị xã hội còn rất phức tạp, nhưng việc học hành đã bắt đầu được quan tâm. Tháng 5/1802, bắt đầu bổ nhiệm quan chức học hiệu những vùng trọng yếu ở Bắc Hà. Tháng 9, đặt chức đốc học trấn Bắc thành.

Năm 1803, cho dựng nhà Đốc học ở Quốc Tử Giám, lập trường học theo hệ thống từ trấn, phủ, huyện, xã và quy định con em từ 8 tuổi trở lên vào tiểu học rồi đến học sách hiếu kinh, trung kinh; 12 tuổi trở lên học sách Luận ngữ, Mạnh tử rồi tới sách Trung dung, Đại học; 15 tuổi trở lên học Thi, Thư, sau học Dịch, Lễ, Xuân thu, học kèm Chư tử và Sử. Cấp lương tháng cho các quan dạy học.

HÌnh minh họa

Năm 1807, định phép thi Hương và thi Hội. Phép thi và danh vị những người thi đỗ vẫn theo quy chế nhà Lê. Gia Long mở được 3 khoa thi Hương vào các năm 1807, 1813 và 1819 lấy đỗ 256 hương cống và hơn 1.000 sinh đồ. Còn thi Hội chưa mở được khoa nào. Minh Mệnh lên ngôi năm 1821, mở Ân khoa thi Hương. Năm 1822, mở Ân khoa thi Hội. Năm 1825, Minh Mệnh xuống chiếu đổi danh sắc. Trước, người đỗ thi Hương gọi là hương cống nay đổi là cử nhân, người đỗ sinh đồ nay gọi là tú tài. Nhà Nguyễn theo luật tứ bất: không lấy trạng nguyên, không lập hoàng hậu, không phong tể tướng, không phong vương cho người ngoại tộc. Trong các khoa thi nhà Nguyễn không có danh hiệu đệ nhất giáp đệ nhất danh.

Năm 1829, Minh Mệnh cho lấy thêm danh hiệu phó bảng trong các kỳ thi Hội. Về quyền lợi đãi ngộ không bằng tiến sĩ nhưng việc bổ dụng vẫn được trọng thị.
Đến đời Vua Thiệu Trị, cứ 3 năm 1 khoa thi. Các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hương. Các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thi Hội.

Thời Tự Đức còn có các khoa thi đặc biệt như năm 1851 vừa thi chính khoa xong lại mở thêm Chế khoa Cát sĩ. Các cử nhân, giám sinh Quốc Tử Giám, các giáo thụ, huấn đạo ở các phủ, huyện, các tiến sĩ, phó bảng chưa bổ nhiệm, các cử nhân, tú tài đều được dự thi. Khoa thi này khó hơn khoa thi tiến sĩ. Những người đỗ được ân chuẩn, đãi ngộ cao hơn.

Năm 1865, lại mở thêm khoa Nhã sĩ, những người đỗ được khắc tên vào bia tiến sĩ. Ân khoa tiến sĩ còn được mở thêm một khoa vào năm 1884 đời vua Kiến Phúc. Sau hiệp ước Patenotre 1884, triều Hàm Nghi, Đồng Khánh không mở được khoa thi nào. Thành Thái lên ngôi, khoa thi tiến sĩ lại được tiến hành đều đặn như thường lệ.
Những năm cuối triều Thành Thái, Duy Tân, những nhà nho nhiệt huyết Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đòi phải đề cao tân học, cải cách khoa cử để đào tạo nhân tài có thực học.

Những khoa thi cuối thời Duy Tân bị dư luận phê phán không còn là một khoa thi Nho học đơn thuần vì đã thêm kỳ thi tiếng Pháp và luận quốc ngữ. Những khoa thi dưới triều Khải Định càng bị dư luận phê phán là không hợp thời thế, các nhà khoa bảng ở giai đoạn này cũng thấy cần phải có một cuộc cải cách thi cử lớn mới mong đáp ứng vai trò kẻ sĩ với thời đại. Khoa thi Hội năm 1919 là khoa thi cuối cùng của lịch sử khoa bảng nước nhà.

Từ khoa thi 1075 triều Lý Nhân Tông đến khoa thi 1919 đời Khải Định, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức được 183 kỳ đại khoa, lấy đỗ 2.898 vị tiến sĩ, trong đó có 47 vị trạng nguyên, 48 bảng nhãn, 75 vị thám hoa, 597 tiến sĩ hoàng giáp, 1.799 vị tam giáp tiến sĩ, 266 vị phó bảng, hàng ngàn hương cống (cử nhân), hàng vạn sinh đồ (tú tài) và không biết bao nhiêu người đỗ nhất, nhị trường làm cho nền văn hiến nước nhà càng thịnh vượng.

Đọc thêm các tài liệu khác tại city tour đà nẵng:

1  Tham gia Group Tài liệu thuyết minh du lịch
2  Đăng ký kênh Youtube thuyết minh dành cho hướng dẫn viên
3  Ý nghĩa và biểu tượng cổng Tam Quan
4  Lịch sử hình thành 3 ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng
5  Lịch sử chùa Tam Thai tại Ngũ Hành Sơn
6  Tài liệu Thuyết minh về tháp Xá Lợi
7  7 sự hiểu lầm về đạo Phật ở Việt Nam
8  Ý nghĩa số 7 trong đạo Phật (nằm giữa bài viết)
9  Bài thuyết minh về đại nội Huế
10  Download nhiều ebook lịch sử 
11   Lược sử về cuộc đời Phật Thích Ca.
12  Tam Thế Phật là ai và có ý nghĩa gì?
13   Những địa danh vùng miền bị thay đổi và sai lệch
14  Lịch sử thú vị của ngày lễ tình nhân
15  Tài liệu lịch sử về đảo Cù Lao Chàm
16   Tài liệu thuyết minh về sông Bến Hải – cầu Hiền Lương ở Quảng Trị
17  Tín ngưỡng thờ môn thần (thần giữ cửa) ở Hội An
18  Lịch sử về Rừng Dừa Bảy Mẫu tại Hội An
19  Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng
20  Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn
21  Chuyện phòng the của vua Nguyễn
22  Ý nghĩa của việc chắp tay trong đạo Phật
23  Thuyết minh về Bắc Đế Trấn Vũ tại Chùa Cầu Hội An
24  Lược sử đạo Thiên Chúa Giáo
25   Sơ lược 12 thánh Tông Đồ của chúa Giê-su
26  Ý nghĩa của hoa sen trong văn hóa Chăm

Cảm ơn bằng cách click đánh giá bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan