Ly kỳ chuyện đao phủ khét tiếng triều Nguyễn – ” Cụ Ngáo “

Cụ Ngáo là một đao phủ khét tiếng thời Nguyễn mà tất thảy trẻ con khi bị dọa đều khiếp vía.

“Cụ Ngáo” là nhân vật bí hiểm, sống đơn độc bằng nghề chặt đầu tử, gắn với địa danh “cống chém” An Hòa.
Ở Huế, nhiều bậc phụ huynh thường lấy cái tên “cụ Ngáo” ra để dọa trẻ con đang khóc hoặc không nghe lời. Vậy đây là nhân vật có thật hay chỉ là nhân vật hư câu?

Sự tích “Cụ Ngáo”
Theo tìm hiểu của PV VTC News, Cụ Ngáo là nhân vật có thật và là một đao phủ khét tiếng thời Nguyễn. “Cụ Ngáo” từng hạ đao lấy đi sinh mạng của nhiều tử tù. Danh của đao phủ này gắn liền với địa danh cống chém An Hòa và cồn Mả Thí (nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Là nhân vật có thực nhưng “cụ Ngáo” không được sử sách ghi chép lại nhiều. Cũng không ai rõ tên thật của “cụ Ngáo” là gì? Là ai? Sinh sống ở đâu?. Bởi, “cụ Ngáo” không gia đình, không người thân thích sống bằng nghề “chặt đầu” khi còn trẻ và bán thịt chó lúc già.
Ở mảnh đất được mệnh danh là “kinh đô Phật giáo” với 70% dân số theo đạo Phật như Huế thì hai nghề này khó được mọi người chấp nhận. Cuộc đời của nhân vật này chỉ được nhà thờ Tố Hữu (quê ở Huế) miêu tả ngắn gọn trong bài thơ “Hỏi cụ Ngáo”:
“Nghe nói ngày xưa lão chặt đầu,
Đầu xanh, đầu bạc tội gì đâu?
Sao không chặt hết đầu bao đứa,
Mũ mão rồng nay, áo phượng chầu?
Nay lão vác tròng đi thịt chó,
Chó vàng, chó mực tội gì đâu?
Sao không chặt hết bao con đó,
Lém gót giày Tây, béo mượt đâu?”
Là nhân vật bí hiểm, không gốc tích, không tướng mạo, chân dung rõ ràng, nhưng lại là người không ai không biết, bởi mỗi lần dọa trẻ con, người lớn vẫn thường lôi danh “cụ Ngáo” ra dọa. Thế nên, trong tâm hồn thơ dại, nhiều đứa trẻ đã biết đến tên “cụ Ngáo”.
Tìm hiểu tù các bậc cao niên nhất xứ Huế được biết, “cụ Ngáo” có nhà ở ngay dưới Thượng Thành, đường Tôn Nhơn xưa.

ly-ky-chuyen-dao-phu-khet-tieng-trieu-nguyen
Một đao phủ thời Nguyễn (nguồn: Internet).

Có người nói, mỗi ngày “cụ” rời nhà khi còn tinh mơ và trở về khi mặt trời đã tắt, không ai biết “cụ” đi đâu, làm gì cả ngày hôm đó. Chỉ biết đều đặn mỗi ngày hai lượt, lũ chó ở đường Tôn Nhơn có hai lần sủa inh ỏi khi “cụ Ngáo” đi và về. Chúng sủa bởi chúng vừa sợ hãi vừa tức tối căm thù cái mùi “tử khí” toát ra từ con người “cụ”.
Nhưng có người tỉ mẫn hơn, theo dõi và biết được cụ cả ngày đi bắt chó chạy rong ngoài đường, chiều ghé bến Thương Bạc (khi ấy còn hoang vu lau lách, chứ chưa xa hoa phố thị như hiện tại) để làm thịt.
Khi tất cả sạch sẽ, cụ treo lủng lẳng con chó trắng phau sau lưng, băng qua cửa Thượng Tứ, theo đường Tôn Nhơn trở về nhà trong màn đêm nhá nhem.
Ăn thịt và làm thịt chó bán nên người cụ nặng mùi, bởi thế, cụ đi đến đâu, lũ chó cũng chạy theo khinh nhờn sủa vang trời. Lũ trẻ con trong Thành Nội ngày đó đặt cả vè, vừa chạy theo vừa đọc: “Xách bót tờ phơi/Đi chơi cụ Ngáo/Ăn cháo không tiền/Cởi liền áo ra…”
Nhà Nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan kể, trong các câu chuyện dân gian Huế lưu truyền, “cụ Ngáo” là đao phủ nổi tiếng “chém khéo, chém ngọt”. Món nghề làm nên thương hiệu cụ Ngáo là món “chém treo ngành”.
Để luyện ngón “chém đầu treo ngành”, hàng đêm cụ Ngáo vẫn lên trên vườn chuối trên Thượng Thành luyện chém cho ngọt tay vừa chặt hát “Sống không thù nhau, chết không oán nhau”. Chi tiết này làm cho chúng ta liên tưởng đến nhân vật Bát Lê trong “Chém treo ngành” in trong tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Mỗi khi chính quyền Pháp thuê cụ ra pháp trường Cống Chém An Hòa để chém đầu tử tội, cụ thường ăn vận áo quần bóng bẩy, thắt đai đỏ ngang hông, tuốt gươm sáng loáng.
Sau khi chém đầu phạm nhân, tối, “cụ Ngáo” lại biện một lễ cau trầu rượu xuống miếu Âm Hồn ở ngã tư Anh Danh để xá tội.

Bị báo ứng, cuối đời “Cụ Ngáo” điên loạn?
Về cuối đời, cụ Ngáo sống trong điên loạn. Trong mắt nhiều người ở Huế, “cụ Ngáo” là một nhân vật vừa đáng thương, vừa đáng sợ, vừa đáng khinh.
Nghề của cụ Ngáo dẫn đến việc điên loạn cuối đời là không lạ. Suy cho cùng, cụ chỉ Ngáo đáng thương còn đáng sợ và đáng khinh phải là những kẻ gây nên các tội ác và những kẻ lạm dụng quyền lực, bày đặt nhân danh công lý để trừng phạt những oan sai.
Người Anh có thành ngữ “Hangman’s wages” (đồng lương của người treo cổ) để nhắc đến đồng lương cao vợi của đao phủ. Còn cụ Ngáo, chắc đồng lương của cụ cũng chẳng được bao nhiêu nên phải sống ngắc ngoải lúc về già bằng nghề thịt chó.
Một người cao niên ở xứ Huế có biết về danh “cụ Ngáo” bình luận: “Hạng người đó quá khổ, làm ngày mô ăn ngày nớ, cực chẳng đã mới đi chém người chứ ai ưng”.
“Chỗ ni linh thiêng lắm, đi qua đây đừng nói chuyện, đừng ngó ngang ngó dọc, cúi mặt mà đi nghe con”.
Đó là câu nói mà các bà cao tuổi xứ Huế vẫn thường căn dặn con cháu khi đi qua vùng cống chém um tùm cỏ dại, hoang liêu lau lách xưa thuộc xã Hương Cần, huyện Hương Trà nay thuộc Phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tìm hiểu ra được biết, chỗ này xưa là pháp trường, chôn nhiều tử tội, lắm oan hồn.
Một người cao tuổi sống gần cống An Hòa kể: “Già rồi lẩn thẩn nhớ nhớ quên quên, nhưng mà có mấy chuyện không thể quên được. Cậu thấy bụi tre nớ không, xưa chừ không ai dám phá đó cậu, bởi sau khi xử trảm tử tội, chính quyền ngày xưa cho bêu đầu lên đọt tre để răn chúng.
“Khu vực Cống Chém ngày nay khác xưa lắm rồi, bãi đất hoang với mênh mông nghĩa địa giờ đã mọc lên nhà xưởng, cây xăng, lớp lớp nhà ở và cả cái cống tròn xây bằng gạch xưa giờ cũng phủ bê tông nhựa dày cả mấy mét.
Một số tài liệu nói, Huế xưa có bốn pháp trường: Cống Chém, An Hòa, Bãi Dâu, Giáo họ Thợ Đúc.
Nhắc đến pháp trường Cống Chém có ý phân biệt với pháp trường An Hòa (Chợ An Hòa xưa và Trường tiểu học An Hòa ngày nay).
Tuy nhiên, theo tác giả Hồ Đăng Thanh Ngọc, trong bài nghiên cứu “Huyền sử cống chém” nói các tài liệu này chưa chắc đúng bởi, bởi khu vực Cống Chém và chợ An Hòa xưa nay vốn chỉ cách nhau vài trăm mét.

ly-ky-chuyen-dao-phu-khet-tieng-trieu-nguyen-hinh-2
Khu vực cống An Hòa ngày nay. (Ảnh: Lê Công Thành).

Có khi, việc xử tử còn tùy tiện tiến hành ngay tại khu vực đầu cầu An Hòa, như trường hợp xử Chân phước Micae Hồ Đình Huy ngày 22/5/1857, một đại quan của triều đình Tự Đức can tội truyền đạo trong cái thời bế quan tỏa cảng.
Vậy nên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, có thể xác định pháp trường Cống Chém chạy dọc từ đầu cầu An Hòa đến Trường tiểu học An Hòa nay, tức chợ An Hòa xưa.
Tuy nhiên, chưa ai xác định pháp trường Cống Chém có từ khi nào. Có người bảo trong “Suvernir de Annam của Baille” có một đoạn tả cảnh tử tội đưa ra pháp trường.
Lục tìm trong y văn của J.B.Roux nhắc đến pháp trường Cống Chém ngày 28/11/1835, triều Nguyễn tiến hành xử trảm Chân phước Anree Trông cũng vì can tội truyền đạo. Như vậy, có thể Cống Chém đã hình thành từ trước đó nữa, để triều Nguyễn ra oai, thiết nghi quyền lực.
Các trang viết hiện tồn ghi nhận ở Cống Chém ngày xưa, có hai hình thức xử trảm: Chém đầu và xử giảo (thắt cổ bằng dây thừng). Đây cũng là nơi hai nhà cách mạng Trần Cao Vân và Thái Phiên bị trảm quyết.

Theo: VTC News ( goo.gl/Pccc7X )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ