Tài liệu về hình tượng con voi trong điêu khắc Chăm

***********************

Trước đây City Tour Đà Nẵng đã chia sẽ bài viết về hình tượng hoa sen – Linga – Yoni. Hôm nay xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết về hình tượng con voi được thấy rất nhiều trong điêu khắc Chăm

Nền văn hóa Chăm ảnh hưởng rất đậm nét văn hóa truyền thống của Ấn Độ. Những tác phẩm điêu khắc Chăm thường mang ý nghĩa tôn giáo, được khắc tạc theo những câu chuyện của thần thoại Ấn Độ. Điêu khắc Chăm thuộc phong cách Bình Định thường có thể khối lớn, nghệ thuật tạo hình thiên về những con thú trong huyền thoại, trong đó con voi là hình tượng rất phổ biến.

Voi là con vật quen thuộc có nhiều trên địa bàn cư trú, được sớm thuần dưỡng phục vụ cho cuộc sống của con người. Voi là biểu tượng của vật linh trong Ấn Độ giáo, nó là vật cưỡi của thần Inđra (Thần Sấm sét – Thần Chiến tranh hay Thần Hộ mệnh, gọi chung là Dikapala). Song hành với việc tôn thờ voi theo giáo lý tôn giáo, người Chăm còn coi voi là bạn hoặc ân nhân của con người. Chính vì thế, hình tượng voi được thể hiện rất phong phú, sinh động với nhiều tư thế khác nhau, khi tả thực thì nó sống động như con vật thực tế ngoài đời; khi linh hóa thì nó có nhiều đầu, lắm ngà, trang sức rực rỡ, mang ý nghĩa tôn giáo. Voi được khắc tạc cùng với thần Inđra, khi thể hiện độc lập, khi thể hiện từng cặp trên bệ thờ, đi thành từng đàn trên các dải băng trang trí ở các tháp Chàm. Các tượng tròn thể hiện voi thường có tính độc lập, là vật trang trí. Người Chăm thường khắc tạc voi với nhiều loại hình như tượng, phù điêu, đất nung trang trí…

Trên địa bàn tỉnh Bình Định có 2 con voi đá trong thành Đồ Bàn. Hai tượng voi này được đặt phía trước lăng Võ Tánh, trung tâm thành. Có thể nói, đây là hai con voi lớn nhất trong lịch sử điêu khắc tượng voi của Chămpa (một con cao 1,70 mét, một con cao 2 mét). Nếu như điêu khắc thuộc phong cách Bình Định có ba giai đoạn phát triển khác nhau theo tiến trình lịch sử, thì hai con voi đá trong thành Đồ Bàn có nhiều dấu ấn mỹ thuật kế thừa từ giai đoạn Trà Kiệu muộn (thế kỷ XI – XII). Những tác phẩm nghệ thuật như vậy ở Đồ Bàn rất hiếm. Hình tượng voi thể hiện thành phù điêu trên các phiến sa thạch trang trí trên tháp Dương Long (Tây Sơn); phù điêu voi phát hiện tại Phước Quang (Tuy Phước) hiện đang trưng bày tại Nhà truyền thống huyện Tuy Phước. Tháng 6 năm 2005, tại phế tích tháp ở núi Cấm thuộc thôn II, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, nhân dân địa phương tình cờ đã phát hiện một phù điêu voi bằng đất nung. Những cuộc khai quật khảo cổ học trong những năm gần đây ở chân tháp Bánh Ít, di tích Chùa Cũ (Tuy Phước)… cũng đã tìm thấy nhiều mảnh tượng voi bằng đất nung. Loại hình này thường được trang trí trên các đền, tháp.

Thần Ganesa

Ở một dạng khác, voi có tên gọi là “Ganesa”, nghệ thuật tạo hình là đầu voi mình người. Ganesa là một vị thần Ấn Độ giáo được tôn sùng phổ biến trên nhiều lĩnh vực, có nhiều giai thoại về gốc tích của vị thần toàn năng này. Ganesa là vị thần tùy hành của thần Siva trên núi Kailasa, do thần Siva sáng tạo ra từ ngọn lửa thần trên trán của mình biến thành. Ganesa do vợ của Siva – bà Parvatti – sáng tạo ra, do có sự cố nên cái đầu rụng mất, thần Visnu thương hại chắp cho một cái đầu voi, cho nên thần được thể hiện mình người đầu voi. Thần có nhiều tài năng, dập tắt mọi trở ngại khó khăn, có quyền ban mọi điều tốt lành, thần bảo vệ bếp lửa, thần là hiện thân của thông minh và trí tuệ của thần Siva. Người ta coi Ganesa là vị phúc thần ban nhiều điều tốt lành, vì vậy ngoài người Chăm, vị thần này còn được nhân dân nhiều nơi ở các nước châu Á tôn thờ như Giava, Tây Tạng, Ấn Độ, Nhật Bản…

Tượng Ganesa ở Chămpa khá phổ biến, riêng trên địa bàn Bình Định hiện nay còn lưu giữ 3 tượng. Có lẽ thấm đậm ý nghĩa tôn giáo của vị thần này, hoặc do sự tiếp biến và hòa hợp giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm mà những tượng Ganesa thường được bảo quản tại các ngôi chùa của người Việt: Thứ nhất là tượng Ganesa ở chùa Dương Long (Nhơn An – An Nhơn) được nhân dân phát hiện từ rất lâu và đưa vào thờ cúng trong chùa. Tượng cao 0,57m; ngang vai 0,42m, thể hiện thần Ganesa trong tư thế ngồi. Hình tượng thể hiện đầu voi mình người tượng được trang trí khá hoàn chỉnh với những họa tiết đẹp: cổ đeo vòng hạt chuỗi tròn kết dải, cổ và bắp tay đeo vòng tròn bán khuyên, quanh thân quấn tấm vải mỏng bó sát người. Thứ hai là tượng Ganesa ở chùa Linh Tượng (Bình Nghi – Tây Sơn). Theo nhân dân kể lại, khi phát hiện được, người dân địa phương cho đây là điềm lành nên lập chùa thờ thần Ganesa, và chùa có tên là chùa Linh Tượng. Tượng này có kích thước khá lớn: cao 0,8m, ngang vai 0,46m. Tượng đầu voi mình người, với cái đầu to tròn, trán nở, mắt nhỏ dài, mi hai lớp, vòi to vươn về phía trước hơi uốn cong; Ngực nở, bụng to, hai tay đưa ra phía trước, một tay để vào chiếc đĩa tròn đặt trên gối; Hai chân xếp bằng, dáng ngồi vững chãi. Thứ ba là một tượng Ganesa hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Bình Định. Tượng cao 0,20m, hình tượng thể hiện sinh động, điêu khắc đẹp, trau chuốt.

Cũng với hình tượng voi nhưng với tên gọi là Gajasimha, nghệ thuật tạo hình là đầu voi mình sư tử. Đây là loài thú lưỡng hợp có sức mạnh vô song, kết hợp sức mạnh của sư tử (hóa thân của thần Visnu) và voi của thần Inđra. Trong nghệ thuật điêu khắc Chăm, loại hình này khá phổ biến. Năm 2002 tại phế tích tháp Mẫm (Nhơn Thành – An Nhơn), trong quá trình đào đất làm đường, nhân dân địa phương đã tình cờ phát hiện một tượng Gajasimha cao 2,15m. Tượng được chạm khắc trên một khối sa thạch trong tư thế đứng, hình khối tròn nở căng, khỏe mạnh. Mặt tượng nhìn về phía trước; đầu to, mắt nhỏ, trên đầu được trang trí vương miện, hai tai lớn ép sát hai bên, vòi vểnh, hai ngà đã bị gãy. Phía sau đầu tượng được trang trí 4 hàng hoa văn hình xoắn kép; 2 bên má chạm khắc những hạt viền tròn nổi kế tiếp nhau nối từ mắt đến bạnh cằm; phần cổ – phía trên đeo một vòng chuỗi tròn chạy quanh – phía dưới đeo một vòng lục lạc cách điệu, kế đến là một dải sọc chìm, nổi quấn quanh cổ. Bốn chân tượng to, ngắn vững chãi, nghiêm trang, được trang trí vòng hạt chuỗi. Tượng Gajasimha này gần giống với tượng Gajasimha mà học giả người Pháp cũng đã khai quật tại phế tích tháp Mẫm năm 1934, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, cả về hình dáng, kích cỡ, trang trí.

Tượng Gajasimha tìm được năm 1992, tại địa bàn thôn Bả Canh, phía nam tháp Cánh Tiên, cao 1,5m, và một tượng sưu tầm trong dân gian, cao 0,25m đều có nghệ thuật trang trí mang ý nghĩa tôn giáo, họa tiết rườm rà, tỉ mỉ, cầu kỳ. Những tượng Gajasimha này mang phong cách Tháp Mẫm (Bình Định) thế kỷ XII – XIV.

Những hiện vật trên, ngoài chất liệu, nội dung tôn giáo biểu hiện khác nhau, chúng có kích thước, phong cách thể hiện khác nhau phản ánh thời đại sản sinh ra chúng, góp phần phân định sự phát triển của nền nghệ thuật điêu khắc Chăm trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Nguồn: Hồ Thùy Trang (Báo bình định)

Với tài liệu tham khảo này, City Tour Đà Nẵng hy vọng các bạn hướng dẫn viên sẽ lưu lại cho mình những kiến thức nền tảng tốt nhất để hành nghề, giúp du khách hiểu hơn văn hóa lịch sử quê hương mình. Thân mến!

Đọc thêm các tài liệu khác tại city tour đà nẵng:

1  Tham gia Group Tài liệu thuyết minh du lịch
2  Tài liệu thuyết minh về văn hóa người Champa tại Việt Nam
3  Ý nghĩa và biểu tượng cổng Tam Quan
4  Lịch sử hình thành 3 ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng
5  Lịch sử chùa Tam Thai tại Ngũ Hành Sơn
6  Tài liệu Thuyết minh về tháp Xá Lợi
7  7 sự hiểu lầm về đạo Phật ở Việt Nam
8  Ý nghĩa số 7 trong đạo Phật (nằm giữa bài viết)
9  Bài thuyết minh về đại nội Huế
10  Download nhiều ebook lịch sử 
11   Lược sử về cuộc đời Phật Thích Ca.
12  Tam Thế Phật là ai và có ý nghĩa gì?
13   Những địa danh vùng miền bị thay đổi và sai lệch
14  Lịch sử thú vị của ngày lễ tình nhân
15  Tài liệu lịch sử về đảo Cù Lao Chàm
16   Tài liệu thuyết minh về sông Bến Hải – cầu Hiền Lương ở Quảng Trị
17  Tín ngưỡng thờ môn thần (thần giữ cửa) ở Hội An
18  Lịch sử về Rừng Dừa Bảy Mẫu tại Hội An
19  Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng
20  Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn
21  Chuyện phòng the của vua Nguyễn
22  Ý nghĩa của việc chắp tay trong đạo Phật
23  Thuyết minh về Bắc Đế Trấn Vũ tại Chùa Cầu Hội An
24  Lược sử đạo Thiên Chúa Giáo
25   Tour phố cổ Hội An 1 ngày: 440.000 vnd/1 khách
26  Tài liệu lịch sử Chùa Cầu ở Hội An
27  Tài liệu thuyết minh lịch sử Phu Văn Lâu ở Huế
28  Ý nghĩa niên hiệu của các vị vua triều Nguyễn
29  Lịch sử cuộc đời 13 vị vua triều Nguyễn
30  Lịch sử nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng
31   Tài liệu về phong thủy kinh thành Huế
32  Tài liệu về phong thủy đặc biệt của Đà Nẵng

Cảm ơn City Tour bằng cách click vào ngôi sao để đánh giá bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ