Sông Hàn “phải” có 9 cây cầu? Nhầm lẫn và vẽ vời

 City tour Đà Nẵng xin chia sẽ đến các bạn một bài viết về vấn đề liên quan tới 9 cây cầu trên Sông Hàn tại Đà Nẵng của tác giả Hải Châu. Rất nhiều bạn hướng dẫn viên khi thuyết minh thường nhắc đến “Tứ trấn Cửu Trùng” (4 chùa 9 cầu) khi giới thiệu với du khách. Vậy đó có chính xác chưa, mời các bạn xem bài viết:

Do nhầm lẫn giữa sông Hàn với sông Cẩm Lệ nên nhiều người tính rằng Đà Nẵng hiện có 9 cây cầu bắc qua sông Hàn, từ đó “vẽ” ra chuyện “xây 4 chùa, làm 9 cầu là công đức vô lượng” khiến dư luận ngộ nhận lãnh đạo TP cố tình xây nhiều cây cầu qua sông Hàn là vì yếu tố… tâm linh!

Cầu Rồng Đà Nẵng trên sông Hàn

Khi TP Đà Nẵng khánh thành cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý, có một số tờ báo đã “điểm danh” rồi kết luận hiện có đến 9 cây cầu bắc qua sông Hàn. Theo đó, tính từ cửa biển ngược lên thượng nguồn lần lượt có cầu Thuận Phước, cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, cầu Tiên Sơn, cầu Hoà Xuân, cầu Nguyễn Tri Phương và cầu Cẩm Lệ.

Thậm chí có báo còn dẫn lời bình luận của một người nào đó trên mạng “vẽ” ra rằng: “Đà Nẵng xây 4 chùa Linh Ứng (Linh Ứng tứ trấn), 9 cầu (cửu long). Trong tâm thức, xây 4 chùa, làm 9 cầu là công đức vô lượng, đức là cốt lõi của con người để duy trì cái thiện, cái an lành… Vì vậy, càng củng cố niềm tin trong nhân dân. Vừa hiệu quả tâm linh vừa thu hút khách du lịch” (!)

Tuy nhiên cũng có rất nhiên người khẳng định: Nói TP Đà Nẵng hiện có đến 9 cây cầu bắc qua sông Hàn là không đúng. Thực chất chỉ có 6 cây cầu bắc qua dòng sông này là Thuận Phước, Sông Hàn, Rồng, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý và Tiên Sơn. 3 cây cầu còn lại là Hoà Xuân, Nguyễn Tri Phương và Cẩm Lệ đều bắc qua sông Cẩm Lệ. Vậy ai đúng ai sai?

Theo sách “Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng” của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Nam và Thành uỷ, UBND TP Đà Nẵng (do NXB Khoa học xã hội xuất bản năm 2010) thì sông Cẩm Lệ dài khoảng 15km thuộc đoạn cuối của dòng sông Yên hợp với sông Thuý Loan đổ nước vào sông Hàn ở Cồn Dầu (xã Hoà Xuân, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng). Còn sông Hàn chỉ dài khoảng 8km, đoạn từ ngã ba Cổ Mân (nơi gặp nhau giữa sông Vĩnh Điện và sông Cẩm Lệ) chảy qua giữa TP ra vịnh Đà Nẵng.

Trước đó, sách “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn dưới thời vua Tự Đức, ở quyển VII tỉnh Quảng Nam, phần Núi sông đã phân định rõ giữa sông Hàn và sông Cẩm Lệ::

“Sông Cẩm Lệ ở địa giới hai huyện Diên Phước và Hòa Vang, có hai nguồn: Một nguồn từ trong động Man nguồn Lỗ Đông chảy ra gồm hai nhánh, một nhánh từ núi Kiền Kiền trong động Man qua phía Tây Nam nguồn Lỗ Đông làm sông Lỗ Đông; một nhánh từ núi Vịnh Phàm trong động Man chảy qua nguồn Lỗ Đông làm sông Vịnh Phàm, lại qua đồn cũ Hội Thành, chảy về phía nam 3 dặm qua thôn Đông Cao thì hai nguồn hợp nhau; lại chảy về phía đông 17 dặm qua xã Bồ Bản, có sông Thạch Bồ (tức sông Yên – PV) chảy vào; lại chảy về phía đông chừng 5 dặm qua xã Cẩm Lệ, làm sông Cẩm Lệ, lại chảy chừng 7 dặm, qua xã Hóa Khuê Trung (nay là phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng – PV) và Hóa Khuê Tây làm thành sông Hàn, rồi đổ ra cửa biển Đà Nẵng”.

Cũng theo sách này, đổ vào hạ lưu sông Cẩm Lệ có sông Cổ Mân (Đại Nam nhất thống chí chép là “kênh Cổ Mân”), dân gian gọi là sông Cái, nối từ hạ lưu sông Vĩnh Điện đi qua làng Cổ Mân, nay thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. Chính ở ngã ba sông này là nơi bắt đầu của sông Hàn, cũng là ranh giới thiên nhiên giữa quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng).

Khớp nối những nguồn tư liệu đáng tin cậy từ xưa lẫn nay cho thấy sông Hàn và sông Cẩm Lệ là hai con sông tương đối độc lập với nhau, có tên gọi và được xác định địa giới riêng biệt. Như vậy tính trên sông Hàn từ cửa biển ngược lên thượng nguồn hiện chỉ có 6 cây cầu là Thuận Phước, Sông Hàn, Rồng, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý và Tiên Sơn. Các cây cầu khác từ ngã ba sông ngược lên, gồm cầu Hòa Xuân, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Cẩm Lệ, cầu Đỏ đều bắc qua sông Cẩm Lệ.

Trên trang web của BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng (chủ đầu tư dự án cầu và đường Nguyễn Tri Phương nối dài) cũng xác định rõ, cầu Nguyễn Tri Phương nối liền giữa đường Nguyễn Hữu Thọ (thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) với hai phường Hòa Hải, Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn) có chiều dài 801,8m bắc qua sông Cẩm Lệ (chứ hoàn toàn không phải là sông Hàn). Ngoài ra, trên tuyến cầu và đường Nguyễn Tri Phương nối dài còn có cầu Khê Đông dài 426,9m vượt sông Cái.

Do nhầm lẫn giữa sông Hàn và sông Cẩm Lệ nên đã có nhiều người “điểm danh” hiện có đến 9 cây cầu bắc qua sông Hàn. Từ đó “vẽ vời” ra chuyện “xây 4 chùa, làm 9 cầu là công đức vô lượng” khiến nhiều người dân Đà Nẵng cũng như du khách thập phương ngộ nhận rằng lãnh đạo TP Đà Nẵng cố tình xây nhiều cây cầu trên sông Hàn là vì vấn đề tâm linh!

Và như Infonet cũng như nhiều báo khác đã đưa tin, UBND TP Đà Nẵng vừa thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng cầu đi bộ qua sông Hàn rộng 10,5m nối từ nút giao thông đường Đống Đa – 3/2 (ở bờ Tây) sang đường Trần Hưng Đạo (bờ Đông) với mức vốn đầu tư tối đa 30 triệu USD. Dự án được giao cho Tập đoàn Sun Group thực hiện theo hình thức BT (Đầu tư – Chuyển giao). Phương thức hoàn trả vốn cho nhà đầu tư từ tiền chuyển quyền sử dụng khu đất 0,2ha tại nút giao thông Đống Đa – 3/2, khu đất 4,8ha mở rộng của dự án Olalani Riverside Tower và khu đất 7,9ha tại khu dân cư An Hòa 5.

Như vậy trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ có thêm một cây cầu nữa bắc qua sông Hàn. Nếu cứ theo kiểu “điểm danh” đầy nhầm lẫn của một số người như kể trên thì lúc đó Đà Nẵng sẽ có đến… 10 cây cầu bắc sông Hàn. Khi ấy chắc phải sửa câu “xây 4 chùa, làm 9 cầu” thành “xây 4 chùa, làm… 10 cầu là công đức vô lượng” chăng?

Tác giả:  Hải Châu ( Infonet https://goo.gl/gyFMDn)

Xem thêm nhiều tài liệu khác:

1 Tham gia Group tài liệu du lịch dành cho hướng dẫn viên
2 Tư liệu về Cầu quay sông Hàn Đà Nẵng
3 Nguồn gốc và độ sâu sông Hàn Đà Nẵng
4 Ba ông Phúc – Lộc – Thọ là ai và ý nghĩa ?
5 Đăng ký kênh YOUTUBE hướng dẫn viên

Hãy click ngôi sao đánh giá thay lời cảm ơn:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ