Bài thuyết minh Lăng Tự Đức tại Huế – Part 3

PHẦN 3: ĐẾN THĂM KHU TẨM ĐIỆN.

Hiện giờ chúng ta đang đứng trước điện Hòa Khiêm, từ đây nhìn ra đoàn có thể nhìn thấy Khiêm Cung Môn hay còn gọi là cổng Tam Quan, gồm 2 tầng: tầng dưới có 3 cổng vào, cổng ở giữa dành cho nhà vua nhưng khi vua băng hà thì cánh cổng này cũng được đóng lại. Hai bên là 2 cổng dành cho quan văn và quan võ. Đoàn chúng ta vừa đi qua cổng dành cho quan văn như vậy quý khách vừa được làm quan văn trong vài giây đấy phải không ạ. Tầng trên của Khiêm Cung Môn là nơi dành cho nhà vua vọng cảnh đất trời mỗi lúc nhàn rỗi. Trên nóc cổng còn có hình 2 con rồng đang trong tư thế “lưỡng long chầu nguyệt”. Hai bên tả hữu cả đoàn là Pháp Khiêm và Lễ Khiêm, 2 dãy nhà dành cho quan văn và quan võ theo hầu.

Còn phía sau của đoàn là Hòa Khiêm Điện như lúc nãy tôi đã giới thiệu với đoàn, đây là nơi vua làm việc khi còn sống, và khi vua mất đi, nơi này được sử dụng làm nơi thờ vua và hoàng hậu. Khiêm Cung được xem là hành cung thứ hai của nhà vua, Tự Đức sống tại nơi này còn nhiều hơn cả ở Đại Nội. Và khác với khu vực lăng mộ được xây dựng bằng bia đá thanh, các công trình ở tẩm điện đều được xây dựng bằng gỗ tạo cho khu vực này có sự gần gũi với thiên nhiên. Bây giờ mời đoàn theo tôi vào bên trong điện, tôi sẽ giới thiệu với đòan phần nội thất điện, chỉ xin quý khách lưu ý một điều chúng ta vui lòng không chụp hình bên trong nội thất.

Nào, bây giờ xin quý khách đứng bên tay phải tôi, tôi sẽ giới thiệu lần lượt từ ngoài vào trong, đầu tiên sẽ là án thờ ở vị trí ngoài cùng, tiếp theo là bàn thờ, ở vị trí thứ 3 là chiếc sập nơi vua dùng để làm việc với bá quan văn võ. Bởi vì khác với các vua khác của triều Nguyễn, Tự Đức là vị vua sức khỏe từ nhỏ đã không được tốt, tư chất yếu đuối, do đó vua không dùng Ngai, ông chỉ dùng chiếc sập này cùng vài chiếc gối kê để tựa vào đó tiếp các quan thần. Bên trong cùng là khám thờ, nơi để bài vị của vua bên phải và hoàng hậu Lệ Thiên Anh ở bên trái.

Bên này là là nơi trưng bày đồ ngự dụng của vua bao gồm 1 đôi hài, 1 tập thơ, 1 đôi đũa kim giao, loại đũa này có công dụng thử độc trong thức ăn. Mỗi bữa ăn của nhà vua trước đây khoảng 30 đến 50 món, mỗi món sẽ được nấu trong các niêu đất nhỏ và đều được ghi tên người nấu lên trên từng món nhằm đề phòng có kẻ hạ độc trong thức ăn của nhà vua thì dễ dàng truy ra manh mối. Tuy nhiên điều này khá hy hữu, vì trước khi vua dùng bữa sẽ có một vị thái giám dùng đũa kim giao như tôi đã nói ở trên để thử độc sau đó nhà vua mới dùng ngự thiện, bên dưới còn có vài bình gốm cố……Ngoài ra khu vực này còn trưng bày một số bức tranh về cảnh sinh hoạt, tàu thuyền trên sông, trong đó còn có vài bài thơ của vua Thiệu Trị mà Tự Đức đã chọn ra và đề lên.

Tiếp theo là chiếc gương, đây là một trong những chiếc gương đầu tiên mà các cung tần mỹ nữ đã sử dụng trước kia, đây cũng là món quà có giá trị mà Pháp đã tặng nhà vua. Trước kia khi muốn soi gương các vị cung phi chỉ soi trên mặt nước hay chỉ trên gỗ bóng là chính. Trước đây trong điện còn trưng bày 1 chiếc đồng hồ bàn đây cũng là món quà người Pháp tặng cho nhà vua, song bây giờ người ta đã di dời nó khỏi Hòa Khiêm.

Tôi đã giới thiệu với cả đoàn về toàn bộ nội thất của Hòa Khiêm, bây giờ mời đòan theo lối này, tôi sẽ đưa đoàn tham quan các công trình khác của khu tẩm điện.

Đây là Minh Khiêm Đường, được xây dựng vào thế kỷ 19, có thể nói đây là nhà hát cổ nhất Việt Nam, tuổi đời của nhà hát này còn lâu hơn cả Duyệt Thị Đường mà hôm qua đoàn đã được giới thiệu trong khu vực Đại Nội. Đây cũng là nhà hát duy nhất được xây dựng trong lăng nó làm cho lăng Tự Đức khác biệt so với các lăng vua Nguyễn khác. Tự Đức không chỉ là ông vua của thơ mà còn của nhạc, ông đã viết khá nhiều vở tuồng và cho diễn tại Minh Khiêm Đường. Nhà vua thường ngồi cuối sân khấu theo dõi vở kịch, còn khu vực có rèm che chỉ là nơi vua giả ngồi. Đây là cách đánh lừa những kẻ muốn hành thích vua. Phía trên sân khấu chính là “nhị thập bát tú”, gồm 28 vì sao, trước đây trên các vì sao này có gắn các khối thủy tinh nhỏ; và khi nhà vua xem tuồng, tất cả các cửa của Minh Khiêm sẽ được đóng kín, bên trong người ta sẽ thắp nến, ánh nến từ bên dưới hắt lên cùng với các khối thủy tinh sẽ tạo ra một khung cảnh lung linh huyền ảo cho nhà hát. Song giờ đây các khối thủy tinh này đã bị lấy mất.

Rời khỏi Minh Khiêm Đường mời đoàn theo tôi chúng ta sang thăm khu vực Lương Khiêm Điện. Xưa kia khu vực này là nơi vua nghỉ ngơi. Về sau nó được sử dụng làm nơi thờ tự bà Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức. Bà là người có công với đất nước. Chính bà là người giúp đỡ nhà vua rất nhiều trong việc cai trị đất nước. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có một bệnh viện lớn mang tên bà đó chính là bệnh viện Từ Dũ. Và Tự Đức cũng là một người con rất hiếu thảo, mỗi ngày ông đều đến vấn an mẹ ba lần,chỉ ngoại trừ những lúc nhà vua bị ốm đau. Nhìn sang phía tay trái, đoàn sẽ nhìn thấy nhiều bài vị, đây là những bài vị của các vị phi tần đã từng được hầu hạ vua và họ là những người qua đời trước vua. Trước kia, những bài vị này được đặt ở Chí Khiêm Đường, nơi mà đoàn đã được giới thiệu lúc nãy, nhưng qua thời gian cùng với chiến tranh công trình này đã bị hư hỏng rất nặng, vì vậy người ta đưa một số bài vị vào thờ ở đây Tiếp theo là khu vực Ôn Minh Đường, là nơi cất giữ đồ ngự của vua. Đi dọc hành lang Ôn Minh Đường, chúng ta sẽ đến khu vực dành cho 10 vị phi tần đứng đầu của vua Tự Đức. Tiếp nữa là Trì Khiêm và Y Khiêm Điện, nơi ở của các cung phi của nhà vua khi còn sống. Và khi vua băng hà thì các vị phi tần này cũng ở lại đây để hương khói, coi sóc lăng mộ nhà vua. Tuy nhiên thời gian đã làm cho nơi này chẳng còn lại gì ngoài nền gạch và một vài bức tường không còn nguyên vẹn, đây cũng là công trình cuối cùng trong khu vực tẩm điện.

Qua tổng thể toàn bộ các công trình của lăng đoàn sẽ thấy được tính cách vị vua này nó cũng mềm mại uyển chuyển như cách bố trí và kiến trúc của lăng. Người ta nói lăng tẩm cũng làm toát lên tính cách chủ nhân của nó, ở lăng Tự Đức quý khách sẽ bắt gặp sự mềm mại, còn đối với lăng Minh Mạng toàn bộ kiến trúc ở đây sẽ cho quý vị một cái nhìn khác, cũng như lăng vua Khải Định nó cũng mang một nét đặc trưng riêng. Nếu có dịp tôi sẽ đưa đoàn lên thăm quan các lăng này để quý khách cảm nhận nét khác biệt trong tính cách của họ.

Chúng ta vừa ngược dòng thời gian để tìm về với vị vua của thơ và nhạc, vị thi sĩ lãng mạng sẽ được yên nghỉ vĩnh viễn với thiên nhiên, giữa rừng thông xanh bạt ngàn vi vút suốt bốn mùa.

Thưa cả đoàn tôi vừa đưa đoàn đi tham quan toàn bộ các công trình trong tẩm điện của khu vực lăng Tự Đức, như vậy thời gian làm việc với tôi và cả đoàn đến đây là kết thúc,cảm ơn và chúc đoàn một chuyến đi vui vẻ.

👩‍‍💋‍👩 1 phút quảng cáo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ