Ý nghĩ các cây được trồng trong chùa, đền, đình,miếu mạo

 Đề tài các cây trồng trong đình chùa của Việt Nam, “xin được điểm qua ý nghĩa một số loại cây thường được người xưa trồng trong các di tích để tham khảo, hòng góp phần nhỏ cho tinh thần tìm về những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.

tour-da-nang-1-ngay-gia-re-1
Cây đa, si: đây là hai loại cây được coi như là nơi ngự của các thần linh. Đồng thời, cũng là nơi nương tựa dựa dẫm của các linh hồn bơ vơ, nhờ gần với đền miếu mà các vong linh ấy được nương dựa vào thần mà hưởng chút hương lộc của chúng sinh. Các cây này càng khúc khuỷu rậm rạp thì càng được coi là linh thiêng. Vì thế cây si thường được trọng dụng nhiều hơn do có nhiều rễ buông, nhiều thân.
Cây đề /bồ đề: còn được gọi là giác thụ, đại thụ, là hiện thân của sự giác ngộ, sáng suốt, minh triết, tượng trưng cho đạo Phật vì đạo Phật lấy trí tuệ làm đầu, nhờ trí tuệ mà giác ngộ, diệt trừ được vô minh là mầm mống của mọi tội ác. Cây đề tượng trưng cho Tri, Trí, Đạo và Giác nên thường được trồng ở phía trước, bên trái cửa chùa. Cây đề hay bồ đề còn được gọi là Pippala (Tất Bát La) gắn với tích truyện về Thích Ca Mâu Ni ngồi tham thiền dưới gốc cây này mà giác ngộ, người ta còn gọi là chứng quả bồ đề. Vì vậy, cây bồ đề được trồng ở chùa còn là biểu tượng cho mục đích của các kiếp tu.
Cây sung: thường được trồng ở phía trước, bên trái hoặc cạnh ao chùa. ở nước ta, cây sung được coi như loài cây thay thế cho cây Vô ưu. Cây này tượng trưng cho sự diệt trừ 108 điều phiền não, là biểu tượng cho tinh thần của thế giới nhà Phật, nhắc nhở các kiếp tu và đem phúc tới cho các phật tử.
Cây đại: được trồng ở hai bên đường vào, sát ngay phía trước hoặc ở hai bên di tích, ít khi được trồng ở phía sau. Loài cây này có một vẻ đẹp rất thoát tục với hình thức những thân cây trụi lá và những chùm hoa trên cao, tạo cảm giác linh thiêng, mênh mang trong không gian của các kiến trúc tôn giáo cổ truyền. Cây đại thường thấy rất phổ biến ở các chùa. Theo nhà Phật thì cây đại là một cây thiêng trong hệ cây thiên mệnh (nghĩa là sinh khí, linh hồn của vũ trụ, trời đất). Trong quan niệm của người xưa thì loài cây này có khả năng hút sinh lực từ bầu trời chuyển xuống cho đất và nước để khởi phát một cuộc sống viênmãn.
Cây mít: tên tiếng ấn là Paramita (đọc theo phiên âm Hán Việt là Ba La Mật Đa) có nghĩa là: cứu cánh tới cùng của mọi sự đến bờ giác ngộ nơi không còn sinh tử lo âu, đưa người ta ra khỏi bến mê đến bờ giác ngộ Cây mít vì thế tượng trưng cho đại trí tuệ, nhắc nhở con người cần phải tĩnh tâm trên con đường trí tuệ (việc lấy lá mít lót oản cúng Phật có lẽ là dựa vào ý nghĩa này). Cây mít thường được trồng rất phổ biến trong các chùa, thường được trồng ở trong vườn chùa, ở hai bên và phía sau chùa. Mít cho quả làm các món chay. Gỗ mít còn được dùng để tạc tượng và làm vật liệu tu bổ di tích.
Cây gạo: thường được trồng nhiều ở các đền, quán hoặc những ngôi chùa vừa thờ Phật vừa thờ Thánh. Người ta cho rằng cây gạo với những chiếc gai ở thân cây cũng được coi là chiếc thang bắc lên trời, là cái gạch nối trong mối giao hòa giữa cha trời và mẹ đất.
Cây thông /tùng: tượng trưng cho người quân tử, học rộng tài cao, cũng là biểu tượng cho sự kiên tâm giữ vững được phẩm chất cao đẹp của mình trước phong ba bão tố. Thông là biểu tượng của thánh nhân, mang cốt cách thanh tao, thoát tục, gần gũi với tâm hồn vô vi của đạo Lão và tư tưởng của Thiền tông. Cây thông với dáng đứng thẳng của mình còn được coi như là gạch nối giữa trời và đất, để cho âm dương giao hòa. Thông còn là hiện thân của trí tuệ, sự thông hiểu. Và đó chính là đạo, là con đường nhắc nhở và dẫn dắt kiếp tu tới siêu thoát.
Cây trúc /tre: là những loài cây có nhiều ý nghĩa vượt ra ngoài lẽ tự nhiên. Tre /trúc mọc quần tụ đông đúc được cho là biểu trưng của sự hợp quần của các tín đồ. Hơn nữa, cây trúc với gióng thẳng từ xưa đã được coi là tượng trưng cho người quân tử có phẩm chất ngay thẳng cao thượng. Ngoài ra, những thân tre, trúc nhiều đốt còn mang tư cách là chiếc thang lên trời trong ước vọng thông linh trời đất, tre thường được dùng để treo cành phan. Với đạo Phật, tre/trúc với ruột rỗng còn là biểu tượng của tâm không dẫn dắt Phật tử trở về với bản thể chân như để thấy Phật tâm. Trong tín ngưỡng dân gian chịu ảnh hưởng của đạo Phật thì tre /trúc còn thông qua hình dáng vươn cao đu đưa theo gió mà có ý nghĩa tùy duyên mà hóa độ.
Cây muỗm /sấu: thường được trồng nhiều ở các di tích, đặc biệt là các chùa. Ngoài tính chất hữu dụng trong đời sống thường nhật, các cây um tùm này còn có ý nghĩa là nơi nương dựa của các vong hồn, nhờ trú ngụ ở đây mà các vong hồn có thể được nghe kinh, nương cửa phật mà siêu sinh tịnh độ.
Ngoài những cây phổ biến trên, các loài cây như lim, sao, xà cừ, nhãn cũng tạo bóng mát và góp phần cho di tích có một không gian xanh tươi, làm tĩnh tại tâm hồn những người hành hương.”

Nguồn: http://www.cayxanhhoalac.com.vn/kien-thuc/y-nghia-cac-cay-duoc-trong-trong-chua-dinh-mieu-mao/

Backlink: Tour huếTour Bà NàTour Hội An – Tour Núi Thần Tài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan