Bài thuyết minh về bán đảo Sơn Trà bản full
😊 City Tour Đà Nẵng xin chia sẽ cho các bạn hướng dẫn viên bài thuyết minh chi tiết về vòng quanh bán đảo Sơn Trà với những địa danh nổi tiếng: Đài phát sóng DRT, Đồi Vọng Cảnh, Trạm rada T29, Sân bay Trực thăng, Đỉnh bàn Cờ, Chùa Linh Ứng.. và nhiều câu thơ cũng như những thông tin lịch sử và truyền thuyết rất bổ ích và cần thiết khi dẫn khách tham quan tại Đà Nẵng.
Xem thêm:
Hình: Chùa linh ứng 3 (Zing)
– Quý khách thân mến: Đà Nẵng không chỉ có biển xanh, cát trắng, núi non sông nước hữu tình mà còn được biết đến là nơi có tượng Phật bà Quan Âm cao nhất Việt Nam. Cách trung tâm thành phố chừng 10km, trên bán đảo Sơn Trà có một ngôi chùa được xem là nơi hội tụ linh khí của đất trời – chùa Linh Ứng Bãi Bụt. Tựa lưng vào núi Sơn Trà, ngôi chùa hướng mặt ra biển, bên phải là ngọn Hải Vân quanh co uốn lượn, bên trái là Cù Lao Chàm bồng bềnh trong sương, xa xa là dòng sông Hàn hiền hòa thơ mộng. Đêm đến, từ vị trí này nhìn xuống, sẽ thấy một vệt sáng dài của ánh đèn thành phố hệt như vệt sao băng trên bầu trời đêm lung linh huyền ảo. Đây được ví như vọng hải đài, nơi lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng xinh đẹp. Điểm nhấn của ngôi chùa chính là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trong khuôn viên. Tượng Phật do 2 điêu khắc gia Thụy Lam và Châu Viết Thạnh thi công gần 6 năm. Có thể nói tất cả tinh hoa của hội họa điêu khắc đều hiển hiện trên kiệt tác này. Tượng cao 67m (tương đương chiều cao của một công trình 20 tầng), đường kính tòa sen rộng 35m, trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng thờ 21 đức Phật với hình dáng, vẻ mặt và tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”, trên mũ tượng Quan Âm có tượng Phật tổ cao 2m. Không chỉ gây ấn tượng về độ lớn, bức tượng còn thu hút nhãn quan của mọi người bởi các họa tiết được chăm chút rất tỉ mỉ như: vạt áo cà sa mềm mại với các đường diềm trang trí bên dưới vô cùng tinh xảo, hoa văn dưới đài sen, tràng hạt trên cổ…
Phật bà Quan Âm với khuôn mặt nhân hậu, đôi mắt hiền từ nhìn xuống biển, một tay bắt ấn tam muội, một tay cầm bình nước cam lồ được xem như biểu tượng che chở cho ngư dân vượt qua những sóng to gió lớn trên bước đường mưu sinh. Hằng ngày có rất nhiều du khách, phật tử trong và ngoài nước lặn lội đến Linh Ứng Bãi Bụt tham quan, thưởng ngoạn và đón làn gió biển trong lành thổi tới. Ngoài tượng Quán Thế Âm, trong sân chùa còn có 18 bức tượng các vị La Hán. Mỗi vị một vẻ hết sức sinh động, thể hiện đầy đủ những cảm xúc “hỷ, nộ ái, ố” của con người. Chính những bức tượng này đã góp phần làm cho quần thể kiến trúc xung quanh chân tượng Phật Quan Thế Âm và chùa Linh Ứng Bãi Bụt thêm phần huyền diệu và hấp dẫn. Nếu bạn có dịp đi dọc theo con đường biển dài hàng chục cây số bao quanh vịnh Đà Nẵng sẽ thấy tượng Phật bà Quan Âm thanh thoát hiện lên từ xa xa, nổi bật giữa màu xanh của núi, rừng và biển cả.
BÀI THUYẾT MINH TUYẾN 1 :
1/ Tuyến từ đường Yết Kiêu – Đỉnh Sơn Trà – Bãi Bắc – Bãi Bụt: (Độ dài toàn tuyến khoảng 35km.)
Các điểm dọc tuyến : Đài phát sóng DRT, Đồi Vọng Cảnh, Trạm rada T29, Sân bay Trực thăng, Đỉnh bàn Cờ, Chùa Linh Ứng…
Giới thiệu vài nét về TP Đà Nẵng:
– Đà Nẵng là vùng đất nằm về phía Nam của đèo Hải Vân – Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan, cách Hà Nội 764km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh (Sài gòn) 964km về phía Nam. Phía Bắc Đà Nẵng giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế (cách di sản VHTG cố đô Huế 110km), phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam (cách di sản VHTG Hội An 30km và Thánh địa Mỹ Sơn 60km).
– Đà Nẵng là vùng đất thuộc Châu Lý (một trong 02 châu Ô và châu Lý – là 02 vùng đất được Vua Chăm (Chế Mân) dâng làm sính lễ cho vua Đại Việt để xin cưới Công chúa Trần Huyền Trân – 1306).
– Trước thời thuộc Pháp, Đà Nẵng là một trong 06 xứ ở tả, hữu ngạn Sông Hàn : Phía tả ngạn sông Hàn (gồm xứ Đà nẵng, xứ Trẹm, Xứ Giếng Bộng, Xứ Bàu lát và Xứ Rẫy cu), phía hữu ngạn sông Hàn có xứ Hà Thân (kéo dài từ Nại hiên Đông đến Bắc Mỹ An ngày nay)
Tên là Đà Nẵng? Người ta cho rằng nó bắt nguồn từ tiếng Chăm là Danak có nghĩa là sông lớn, thời Pháp thuộc có tên là Tourane. Sau năm 1975, Đà Nẵng là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Đến năm 1997, Đà Nẵng được tách ra trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, Đà Nẵng là thành phố cảng 1 lớn thứ 3 và là một trong 04 thành phố lớn trực thuộc Trung ương với diện tích đất rộng gần 1.255,53km2, trong đó đất liền chiếm gần 951,40km2, dân số 806.744 người (số liệu năm 2007), gồm 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ và 2 huyện: Hoà Vang và Hoàng Sa. (Quần đảo Hoàng Sa – Cát Vàng là quần đảo có diện tích 350km2 cách ĐN 320km) người TQ gọi là Tây Sa, dưới triều Nguyễn, Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN, năm 1974 Hải quân TQ sau khi đánh 3 tuần dương hạm của quân đội Sài gòn đã đổ bộ và chiếm đảo Hoàng Sa)
Tên con sông Hàn? Theo nhà nghiên cứu Quách Đại Lãnh: bởi vì khi đứng từ thượng nguồn nhìn theo dòng sông ra biển thì nó bị bán đảo Sơn Trà chắn lại. Theo người dân địa phương thì con sông này khi ra đến cửa mà đông thường phù sa bồi đắp cửa sông nên Hàn lại.
Giới thiệu về Sơn Trà
Sơn Trà thắng cảnh bao la
Trước sông sau biển rừng kề một bên
A/ Đặc điểm – Điều kiện tự nhiên
Bán đảo Sơn Trà là một điểm chấm cuối cùng, kết thúc của dãy núi Trường Sơn (Bắc), đâm thẳng ra biển Đông cùng với núi Hải Vân, Sơn Trà có đỉnh cao nhất là 696m, chiều dài từ Đông sang Tây là 15km, chỗ rộng nhất khoảng 6km, hẹp nhất 2km, chu vi khoảng 50km, diện tích 4439ha, là lá chắn khổng lồ, là buồng phổi xanh của đô thị Đà Nẵng.
Hệ động thực vật của Sơn Trà khá phong phú, có trên 100 loài, đặc biệt là các loài linh trưởng : voọc chà vá – chân nâu loài quý hiếm gần như bị tiệt chủng trên thế giới mà ở đây còn hơn 300 con. Chúng ta sẽ được ngắm loại động vật đã được ghi vào sách đỏ thế giới trong tuyến xuyên rừng ở Sơn Trà. Bên cạnh đó, ở đây còn có các loài động vật quý khác như; khỉ đuôi dài, khỉ vàng, gà Tiền mặt đỏ, trăn Gấm. Sơn Trà còn có rừng nguyên sinh, cây cối bao phủ xanh bát ngát, 289 loài thực vật bậc cao thuộc 217 chi, 90 họ, 64 loài cây gỗ lớn, 107 loài cây thuốc và cây cảnh. Trong đó có những loài cây đặc hữu của bán đảo Đông Dương mà ngày nay chỉ còn tìm thấy ở bán đảo Sơn Trà như Dầu lá bóng, Chò chai, Chò chỉ, Chò đen, Sơn huyết, Bài lái, Trâm bầu, U xoáy, Cầm thị, Mắt ó, Lồng mứt, Dẻ sạn… cùng nhiều loại cây ăn trái như Dâu hồng, Sim, Trâm… Do đặc điểm tự nhiên đó, năm 1980, bán đảo Sơn Trà được công nhận là Khu bảo tồn Rừng đặc dụng quốc gia, được bảo tồn nghiêm ngặt với tên gọi “Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà”.
B/Lịch sử hình thành :
Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía Đông Nam trông như hình con Nghê chồm ra biển nên gọi là ngọn Nghê, ngọn phía Tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu nên gọi là ngọn Mỏ Diều và ngọn phía Bắc vươn về phía cửa biển dài như cổ ngựa nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian lâu dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa bồi đắp dần hình thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó
– Bán đảo Sơn Trà còn có tên là núi Tiên Sa gắn liền với truyền thuyết cảnh đẹp nơi đây đã quyến rũ các nàng tiên trên trời xuống đây để du chơi, thưởng ngoạn.
– Dân địa phương gọi là núi Sơn Trà hay Sơn Chà bởi họ nói rằng bán đảo này có nhiều loài chà vá chân nâu. Trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, Sơn Trà là căn cứ mật khu của Khu Đông (Đà Nẵng) với mật hiệu là căn cứ Diên An.
– Đối với các nhà quân sự Sơn Trà có vị trí chiến lược hết sức quan trọng của VN nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Vì vậy mà không phải ngẫu nhiên 02 lần xâm lược VN thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều chọn Sơn Trà làm điểm tấn công đổ bộ đầu tiên. Đặc biệt Mỹ đã cho xây dựng nơi đây làm cơ sở trọng yếu về mọi mặt
– Năm 1965, khi đặt trạm thông tin và ra đa trên núi, quân Mỹ đã gặp rất nhiều loài linh trưởng sống từng bầy trên núi nên đặt tên là núi Khỉ (Monkey Mountain).
Từ đỉnh Sơn Trà, có thể nhìn bao quát toàn bộ Vịnh Đà Nẵng, vì thế mà ngay từ đầu thế kỷ XIX, các vị vua triều Nguyễn đã cho lập pháo đồn phòng thủ, đài quan sát tiền tiêu ở đây.
Trong giai đoạn 1858 – 1975 thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhận định rằng bán đảo Sơn Trà có vị trí chiến lược quân sự, là bàn đạp tấn công vào Việt Nam. Tháng 8 năm 1858 hạm đội liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến với 2.450 quân được trang bị vũ khí hết sức hiện đại nhất lúc bấy giờ đổ bộ vào vịnh Đà Nẵng với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” chiếm xong Đà Nẵng vượt qua đèo Hải Vân thẳng tiến ra Huế buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau nhiều lần tấn công Đà Nẵng với cụm thành An Hải – Điện Hải không thành, người Pháp đã xây dựng trên Sơn Trà những khu căn cứ – hậu cần để nhắm mục đích đánh chiếm lâu dài. Tuy nhiên chúng đã không thực hiện được ý đồ xâm lược của mình. Ngày 23/3/1860 quân Pháp tự tay đốt phá đồn lũy và rút quân chạy khỏi vùng biển ĐN, để lại nơi đây một khu vực chôn cất hàng ngàn binh lính và sĩ quan Pháp – Tây Ban Nha tử trận.
Ngày nay nghĩa địa Pháp – Tây Ban Nha (nghĩa địa Y Pha Nho) là minh chứng lịch sử không thể quên về sự xâm lược của các thế lực thực dân trong thời kỳ VN cận đại, thể hiện rõ sự thất bại rút lui của các thế lực thực dân trong đau đớn dưới chân núi Cảng Tiên Sa – Sơn Trà.
Vòng quanh bán đảo Sơn Trà có rất nhiều các bãi cát đẹp như Bãi Bang, Cổ Ngựa, Bãi Xếp, Bãi Bụt, Bãi Bắc, Bãi Nam, Bãi Rạng và cả bãi tắm nước ngọt Đá Đen lấy nước từ các suối trên sườn núi. Sơn Trà không chỉ giúp cho Đà Nẵng trở thành một khu an toàn về hàng hải mà còn là đài thiên văn độc đáo về thời tiết một cách tốt nhất cho người dân sở tại:
“Đời ông cho chí đời cha
Mây phủ Sơn Trà không gió thì mưa”
Thật vậy, khi nhìn lên đỉnh núi, kể cả những lúc trời yên bể lặng mà thấy những đám mây quần tụ và bao quanh núi Sơn Trà, thì tất yếu sẽ có gió, hoặc mưa, thời tiết chuẩn bị thay đổi. Người dân xưa (nhất là ngư dân) khi chưa có phương tiện dự báo thời tiết hiện đại, thì họ chỉ dựa vào đặc điểm mây trên Sơn Trà mà xét đoán thời tiết để ra khơi, vào lộng, tránh được những rủi ro đáng tiếc.
Đến với tour du lịch Sơn Trà quý khách sẽ được chiêm ngưỡng thành phố Đà Nẵng ở những độ cao khác nhau, mỗi độ cao sẽ mang lại một cách nhìn, cảm nhận riêng về thành phố Đà Nẵng, như mỗi cung bậc trong tình cảm con người chúng ta vậy.
2/ Đoàn dừng chân, nghỉ ngơi tại DRT: Thuyết minh giới thiệu Đài phát sóng DRT:
Tháp truyền hình tại Đài phát sóng Sơn Trà của Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng được xây dựng và hoàn thành vào ngày 29/8/1996. Nằm ở độ cao 230m, với tháp ăn-ten cao 60m, tải trọng 1 tấn, từ khi xây dựng cho đến năm 2005, Đài Phát sóng Sơn Trà đã vinh dự được đón các lãnh đạo cao cấp của Trung ương ghé thăm như: Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Uỷ viên bộ chính trị Trương Quang Được…
Đứng ở khu vực này quí vị có thể ngắm toàn bộ quang cảnh Đà Nẵng có dòng sông Hàn uốn quanh như dải lụa cùng chiếc cầu quay Sông Hàn, Cầu Thuận Phước và xa hơn là cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Tuyên Sơn
Đứng đây có thể thấy Vũng Thùng:
“Bỗng nghe tiếng nổ cái đùng
Tàu tây đã đến Vũng Thùng ai ơi”
Chúng ta cũng có thể thấy khu vực biển Mỹ Khê, biển Xuân Thiều (dưới thời Mỹ còn có tên là Red Beach) do quân Mỹ lần đầu khi đổ bộ xuống vùng biển này thấy ảnh mặt trời chiếu xuống bãi biển Xuân Thiều đỏ rực như vùng biển đỏ.
Cảng Tiên Sa: Là một trong 3 cảng biển lớn nhất của cả nước là cảng nước sâu có thể chứa các tàu có trọng tài 30.000 tấn. Cảng này hàng năm cũng đón vài chục chuyến tàu chở khách du lịch đến thăm Đà Nẵng.
Năm 1965, khi đặt chân xâm lược Việt Nam, chiến hạm US của Mỹ cùng với xe tăng và các phương tiện chiến tranh được chứa trong lòng nó đã bị Bộ đội đặc công Việt Nam đánh chìm. Tháng 3/1975, nơi đây đã chứng kiến sự tan rã và rút chạy nhục nhã của tướng Ngô Quang Trưởng – Tư lệnh Vùng I chiến thuật (Quân đội Việt nam Cộng hòa) trước sức tấn công như vũ bão của quân và dân ta.
3/Điểm dừng chân Đồi Vọng Cảnh :
Thuyết minh về Hải Vân, đảo Ngọc, trạm Rađa Đèo Hải Vân: là ranh giới hành chính tự nhiên giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
“Chiều chiều mây phủ Ải Vân.
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn”.
Với hầm đường bộ lớn nhất Việt Nam được đưa vào sử dụng năm 2005 Đảo Ngọc (Hòn Chỏ hay Hòn Sơn Trà con): có vị trí của một tiền đồn ngoài khơi, nên vào thời Minh Mạng thứ 21 đảo Ngọc được triều Nguyễn phong tặng là Ngự Hải đài (đài canh trên biển), có nhiệm vụ quan sát cả một vùng biển Đông). Tên đảo Ngọc lại xuất phát từ sự tích: do quá cảm kích trước vẻ đẹp của cát trắng, nước xanh trong mà khi đi qua đây, vua Quang Trung đã đặt cho hòn đảo nhỏ này tên ấy. Đỉnh đảo Ngọc cao 235m so với mặt biển, đảo rộng chừng 60.000m 2, vây quanh là những ghềnh đá đen nhô ra biển.
Trạm Ra đa Đối không: được Mỹ xây dựng gồm 02 quả cầu, vỏ ngoài bằng chất liệu composit, sơn màu trắng (nên người địa phương thường gọi là quả cầu trắng). Đây là vị trí được mệnh danh là “mắt thần Đông Dương”, có tầm quét sóng có thể kiểm soát cả khu vực Đông Dương, đến cả Hồng Kông và đảo Hải Nam.
Năm 1990, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới thêm 01 trạm ra đa quản lý không lưu đối với các máy bay dân dụng (quả cầu mới).
Trạm Rada Đối Hải (đỉnh 696): có tầm quét sóng xa hàng trăm hải lý, có thể kiểm soát một vùng rộng lớn ở biển Đông, sang tận Hải Nam -Trung Quốc. Mục đích xây dựng đài rađa đối hải của Mỹ nhằm phát hiện, ngăn chặn lực lượng hải quân ta xâm nhập và vận chuyển vũ khí, trang bị bằng đường biển chi viện cho chiến trường miền Nam (chúng ta thường nghe nói về đường mòn Hồ Chí Minh trên biển).
4/Điểm dừng chân: Sân bay trực thăng cũ
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, quân đội Mỹ đã tiến hành xây dựng một số khu căn cứ quân sự để phục vụ cho mục đích xâm lược của mình trong đó có sân bay giã chiến – nơi chúng ta đang đứng đây. Sân bay được xây dựng cùng thời gian với Đài Rađa, có thể chứa cùng lúc 16 máy bay trực thăng. Mục đích phục vụ cho việc vận chuyển vũ khí, phương tiện, thực phẩm và binh lính cho các căn cứ quân sự trên đỉnh Sơn Trà, cũng như tham chiến khu vực lân cận.
Đây cũng là nơi chuyên chở xác những lính mỹ bị tử nạn sau khi được xử lý họ đưa về tại Hạm đội 7 ngoài Biển Đông để đưa về Mỹ.
Tiếp theo cuộc hành trình chúng ta sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố hiện đại Miền Trung ở độ cao 630m mời quý vị đến với điểm dừng chân:
Điểm dừng chân Đỉnh Bàn Cờ:
Tương truyền : Vì nơi đây có phong cảnh đẹp mà Bụt thường hay xuống đây đánh cờ nên gọi là Bàn Cờ Tiên. Đứng ở đây chúng ta có thể chiêm ngưỡng thành phố ở độ cao 630 m so với mặt nước biển. Xa xa là núi Ngũ Hành Sơn, Một điểm tham quan nổi tiếng của Tp Đà Nẵng. Thấy rõ các nhánh sông: Sông Cu Đê, sông Hàn…
Tham quan Bãi Bụt:
Giới thiệu về Bãi Bụt : Là bãi biển rất nổi tiếng với địa thế thác ghềnh, gắn liền với câu chuyện dân gian về sự tích Bãi Bụt : Bãi là bãi biển, Bụt là đức Phật. Tương truyền ngày xưa người dân chài lưới ở dọc biển Sơn Trà gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh bắt cá, trong làng có hai vợ chồng làm nghề chài lưới ngày ngày chồng đi đánh cá vợ ra bến tiễn và đợi chồng về. Một hôm người chồng đi đánh cá không trở về nữa trời nổ sám sét để người vợ ở nhà ngày ngày đều ra bến chờ đọi khóc thương chồng, tuyệt vọng nàng đã nghỉ đến cái chết. Hiểu được nổi đau, Bụt đã hiện ra và cho nàng hiểu ra sống chết là lẽ vô thường của kiếp nhân sinh, sau đó nàng tìm đến một ngôi chùa ẩn tu, Từ đó dân làng làm ăn được mùa, mưa thuận gió hoà.
Giới thiệu dự án Khu du lịch Bãi Bụt ; Chủ đầu tư : Công ty CP Hải Duy xây dựng Khu du lịch sinh thái biển 4 sao, các dịch vụ giải trí, hồ nhạc nước diện tích : 19 ha mặt đất và 10 ha mặt
nước, Vốn đầu tư : 300 tỷ
Điểm dừng Chân Chùa Linh Ứng: Khởi công xây dựng từ năm 2004 do Thượng toạ Thích Thiện Nguyện vận đồng làm chùa. Toạ lạc trên diện tích khoảng 12 ha. Linh Ứng – linh thiêng và ứng nghiệm tên này được Vua Thành Thái đặt vào năm 1891. Cùng với Linh Ứng Non Nứơc, Linh Ứng Bà Nà, Linh Ứng Bãi Bụt tạo nên thế chân Vạc vững vàng nơi thế giới tâm linh trong nhà Phật
Đặc biệt vào lúc 11h00 ngày 16/8/2008, trong khi thi công xây dựng Tượng Phật Bà thì thợ thi công đã thấy ánh hào quang xuất hiện. Quý khách có thể thấy hình ảnh ánh hào quang ở khu vực nhà tiếp đón của Chùa. Đây là hình ảnh chụp lại bằng máy ảnh thường không phải là máy ảnh kỹ thuật số, để cho thấy sự linh thiêng của ngôi chùa này.
Ngôi chùa này ở thế dựa vào núi, trước mặt là biển, bên trái là dãy Trường Sơn là tả thanh long, bên phải là Cù Lao Chàm là hữu bạch hổ.
Theo thiết kế Ngôi Chùa này sẽ xây dựng thêm các khu theo 4 giai đoạn của Phật : sinh ra, thành phật, giảng thuyết, nhập niết bàn. Trước mắt quý khách là Khu thư viện của Chùa, tương lai nơi đây sẽ là nơi đào tạo phật học của Đà Nẵng.
BÀI THUYẾT MINH TUYẾN 2:
Tuyến từ đường Yết Kiêu – Đồi Vọng Cảnh – Chân đỉnh 621 – Xuyên rừng (Tiểu khu 63) – Bãi Ôm – Tiên Sa.
Sa: (Độ dài toàn tuyến khoảng 22km (trong đó có 05 km xuyên rừng già)
-Các điểm dọc tuyến : Đài phát sóng DRT, đồi Vọng cảnh, Suối, Đồi Đá xếp, bãi Ôm, căn cứ cách mạng Thành uỷ Đà Nẵng, KDL Tiên Sa, nghĩa địa Y Pha Nho…
Giới thiệu vài nét về TP Đà Nẵng:
Đà Nẵng là vùng đất nằm về phía Nam của đèo Hải Vân – Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan, cách Hà Nội 764km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh (Sài gòn) 964km về phía Nam. Phía Bắc Đà Nẵng giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế (cách di sản VHTG cố đô Huế 110km), phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam (cách di sản VHTG Hội An 30km và Thánh địa Mỹ Sơn 60km). Đà Nẵng là vùng đất thuộc Châu Lý (một trong 02 châu Ô và châu Lý – là 02 vùng đất được Vua Chăm (Chế Mân) dâng làm sính lễ cho vua Đại Việt để xin cưới Công chúa Trần Huyền Trân –1306).
Trước thời thuộc Pháp, Đà Nẵng là một trong 06 xứ ở tả, hữu ngạn Sông Hàn : Phía tả ngạn sông Hàn (gồm xứ Đà nẵng, xứ Trẹm, Xứ Giếng Bộng, Xứ Bàu lát và Xứ Rẫy cu), phía hữu ngạn sông Hàn có xứ Hà Thân (kéo dài từ Nại hiên Đông đến Bắc Mỹ An ngày nay)
Tên là Đà Nẵng? Người ta cho rằng nó bắt nguồn từ tiếng Chăm là Danak có nghĩa là sông lớn, thời Pháp thuộc có tên là Tourane. Sau năm 1975, Đà Nẵng là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Đến năm 1997, Đà Nẵng được tách ra trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, Đà Nẵng là thành phố cảng lớn thứ 3 và là một trong 04 thành phố lớn trực thuộc Trung ương với diện tích đất rộng gần 1.255,53km2, trong đó đất liền chiếm gần 951,40km2, dân số 806.744 người (số liệu năm 2007), gồm 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ và 2 huyện: Hoà Vang và Hoàng Sa.
(Quần đảo Hoàng Sa – Cát Vàng là quần đảo có diện tích 350km2 cách ĐN 320km) người TQ gọi là Tây Sa, dưới triều Nguyễn, Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN, năm 1974 Hải quân TQ sau khi đánh 3 tuần dương hạm của quân đội Sài gòn đã đổ bộ và chiếm đảo Hoàng Sa)
Tên con sông Hàn? Theo nhà nghiên cứu Quách Đại Lãnh: bởi vì khi đứng từ thượng nguồn nhìn theo dòng sông ra biển thì nó bị bán đảo Sơn Trà chắn lại. Theo người dân địa phương thì con sông này khi ra đến cửa mà đông thường phù sa bồi đắp cửa sông nên Hàn lại.
Giới thiệu về Sơn Trà
Sơn Trà thắng cảnh bao la
Trước sông sau biển rừng kề một bên
A/ Đặc điểm – Điều kiện tự nhiên
Bán đảo Sơn Trà là một điểm chấm cuối cùng, kết thúc của dãy núi Trường Sơn (Bắc), đâm thẳng ra biển Đông cùng với núi Hải Vân, Sơn Trà có đỉnh cao nhất là 696m, chiều dài từ Đông sang Tây là 15km, chỗ rộng nhất khoảng 6km, hẹp nhất 2km, chu vi khoảng 50km, diện tích 4.390ha, là lá chắn khổng lồ, là buồng phổi xanh của đô thị Đà Nẵng.
Hệ động thực vật của Sơn Trà khá phong phú, có trên 100 loài, đặc biệt là các loài linh trưởng : voọc chà vá – chân nâu loài quý hiếm gần như bị tiệt chủng trên thế giới mà ở đây còn hơn 300 con. Chúng ta sẽ được ngắm loại động vật đã được ghi vào sách đỏ thế giới trong tuyến xuyên rừng ở Sơn Trà. Bên cạnh đó, ở đây còn có các loài động vật quý khác như; khỉ đuôi dài, khỉ vàng, gà Tiền mặt đỏ, trăn Gấm. Sơn Trà còn có rừng nguyên sinh, cây cối bao phủ xanh bát ngát, 289 loài thực vật bậc cao thuộc 217 chi, 90 họ, 64 loài cây gỗ lớn, 107 loài cây thuốc và cây cảnh. Trong đó có những loài cây đặc hữu của bán đảo Đông Dương mà ngày nay chỉ còn tìm thấy ở bán đảo Sơn Trà như Dầu lá bóng, Chò chai, Chò chỉ, Chò đen, Sơn huyết, Bài lái, Trâm bầu, U xoáy, Cầm thị, Mắt ó, Lồng mứt, Dẻ sạn… cùng nhiều loại cây ăn trái như Dâu hồng, Sim, Trâm… Do đặc điểm tự nhiên đó, năm 1980, bán đảo Sơn Trà được công nhận là Khu bảo tồn Rừng đặc dụng quốc gia, được bảo tồn nghiêm ngặt với tên gọi “Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà”.
B/Lịch sử hình thành :
Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía Đông Nam trông như hình con Nghê chồm ra biển nên gọi là ngọn Nghê, ngọn phía Tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu nên gọi là ngọn Mỏ Diều và ngọn phía Bắc vươn về phía cửa biển dài như cổ ngựa nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian lâu dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa bồi đắp dần hình thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó
– Bán đảo Sơn Trà còn có tên là núi Tiên Sa gắn liền với truyền thuyết cảnh đẹp nơi đây đã quyến rũ các nàng tiên trên trời xuống đây để du chơi, thưởng ngoạn.
– Dân địa phương gọi là núi Sơn Trà hay Sơn Chà bởi họ nói rằng bán đảo này có nhiều loài chà vá chân nâu. Trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, Sơn Trà là căn cứ mật khu của Khu Đông (Đà Nẵng) với mật hiệu là căn cứ Diên An.
– Đối với các nhà quân sự Sơn Trà có vị trí chiến lược hết sức quan trọng của VN nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Vì vậy mà không phải ngẫu nhiên 02 lần xâm lược VN thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều chọn Sơn Trà làm điểm tấn công đổ bộ đầu tiên. Đặc biệt Mỹ đã cho xây dựng nơi đây làm cơ sở trọng yếu về mọi mặt
– Năm 1965, khi đặt trạm thông tin và ra đa trên núi, quân Mỹ đã gặp rất nhiều loài linh trưởng sống từng bầy trên núi nên đặt tên là núi Khỉ (Monkey Mountain).
Từ đỉnh Sơn Trà, có thể nhìn bao quát toàn bộ Vịnh Đà Nẵng, vì thế mà ngay từ đầu thế kỷ XIX, các vị vua triều Nguyễn đã cho lập pháo đồn phòng thủ, đài quan sát tiền tiêu ở đây.
Trong giai đoạn 1858 – 1975 thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhận định rằng bán đảo Sơn Trà có vị trí chiến lược quân sự, là bàn đạp tấn công vào Việt Nam. Tháng 8 năm 1858 hạm đội liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến với 2.450 nghìn quân được trang bị vũ khí hết sức hiện đại nhất lúc bấy giờ đổ bộ vào vịnh Đà Nẵng với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” chiếm xong Đà Nẵng vượt qua đèo Hải Vân thẳng tiến ra Huế buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau nhiều lần tấn công Đà Nẵng với cụm thành An Hải – Điện Hải không thành, người Pháp đã xây dựng trên Sơn Trà những khu căn cứ hậu cần để nhắm mục đích đánh chiếm lâu dài. Tuy nhiên chúng đã không thực hiện được ý đồ xâm lược của mình. Ngày 23/3/1860 quân Pháp tự tay đốt phá đồn lũy và rút quân chạy khỏi vùng biển ĐN, để lại nơi đây một khu vực chôn cất hàng ngàn binh lính và sĩ quan Pháp – Tây Ban Nha tử trận.
Ngày nay nghĩa địa Pháp – Tây Ban Nha (nghĩa địa Y Pha Nho) là minh chứng lịch sử không thể quên về sự xâm lược của các thế lực thực dân trong thời kỳ VN cận đại, thể hiện rõ sự thất bại rút lui của các thế lực thực dân trong đau đớn dưới chân núi Cảng Tiên Sa – Sơn Trà.
Vòng quanh bán đảo Sơn Trà có rất nhiều các bãi cát đẹp như Bãi Bang, Cổ Ngựa, Bãi Xếp, Bãi Bụt, Bãi Bắc, Bãi Nam, Bãi Rạng và cả bãi tắm nước ngọt Đá Đen lấy nước từ các suối trên sườn núi. Sơn Trà không chỉ giúp cho Đà Nẵng trở thành một khu an toàn về hàng hải mà còn là đài thiên văn độc đáo về thời tiết một cách tốt nhất cho người dân sở tại:
“Đời ông cho chí đời cha
Mây phủ Sơn Trà không gió thì mưa”
Thật vậy, khi nhìn lên đỉnh núi, kể cả những lúc trời yên bể lặng mà thấy những đám mây quần tụ và bao quanh núi Sơn Trà, thì tất yếu sẽ có gió, hoặc mưa, thời tiết chuẩn bị thay đổi. Người dân xưa (nhất là ngư dân) khi chưa có phương tiện dự báo thời tiết hiện đại, thì họ chỉ dựa vào đặc điểm mây trên Sơn Trà mà xét đoán thời tiết để ra khơi, vào lộng, tránh được những rủi ro đáng tiếc.
Đến với tour du lịch Sơn Trà quý khách sẽ được chiêm ngưỡng thành phố Đà Nẵng ở những độ cao khác nhau, mỗi độ cao sẽ mang lại một cách nhìn, cảm nhận riêng về thành phố Đà Nẵng, như mỗi cung bậc trong tình cảm con người chúng ta vậy.
2/ Đoàn dừng chân, nghỉ ngơi tại DRT: Thuyết minh giới thiệu Đài phát sóng DRT:
Tháp truyền hình tại Đài phát sóng Sơn Trà của Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng được xây dựng và hoàn thành vào ngày 29/8/1996. Nằm ở độ cao 230m, với tháp ăn-ten cao 60m, tải
trọng 1 tấn, từ khi xây dựng cho đến năm 2005, Đài Phát sóng Sơn Trà đã vinh dự được đón các lãnh đạo cao cấp của Trung ương ghé thăm như: Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Uỷ viên bộ chính trị Trương Quang Được…
Đứng ở khu vực này quí vị có thể ngắm toàn bộ quang cảnh Đà Nẵng có dòng sông Hàn uốn quanh như dải lụa cùng chiếc cầu quay Sông Hàn, Cầu Thuận Phước và xa hơn là cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Tuyên Sơn Đứng đây có thể thấy Vũng Thùng:
“Bỗng nghe tiếng nổ cái đùng
Tàu tây đã đến Vũng Thùng ai ơi”
Chúng ta cũng có thể thấy khu vực biển Mỹ Khê, biển Xuân Thiều (dưới thời Mỹ còn có tên là Red Beach) do quân Mỹ lần đầu khi đổ bộ xuống vùng biển này thấy ảnh mặt trời chiếu xuống bãi biển Xuân Thiều đỏ rực như vùng biển đỏ.
Cảng Tiên Sa: Là một trong 3 cảng biển lớn nhất của cả nước là cảng nước sâu có thể chứa các tàu có trọng tài 30.000 tấn. Cảng này hàng năm cũng đón vài chục chuyến tàu chở khách du lịch đến thăm Đà Nẵng.
Năm 1965, khi đặt chân xâm lược Việt Nam, chiến hạm US của Mỹ cùng với xe tăng và các phương tiện chiến tranh được chứa trong lòng nó đã bị Bộ đội đặc công Việt Nam đánh chìm. Tháng 3/1975, nơi đây đã chứng kiến sự tan rã và rút chạy nhục nhã của tướng Ngô Quang Trưởng – Tư lệnh Vùng I chiến thuật (Quân đội Việt nam Cộng hòa) trước sức tấn công như vũ bão của quân và dân ta.
Điểm dừng chân Đồi Vọng Cảnh :
Thuyết minh về Hải Vân, đảo Ngọc, trạm Rađa
Đèo Hải Vân: là ranh giới hành chính tự nhiên giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
“Chiều chiều mây phủ Ải Vân.
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn”.
Với hầm đường bộ lớn nhất Việt Nam được đưa vào sử dụng năm 2005 Đảo Ngọc (Hòn Chỏ hay Hòn Sơn Trà con): có vị trí của một tiền đồn ngoài khơi, nên vào thời Minh Mạng thứ 21 đảo Ngọc được triều Nguyễn phong tặng là Ngự Hải đài (đài canh trên biển), có nhiệm vụ quan sát cả một vùng biển Đông). Tên đảo Ngọc lại xuất phát từ sự tích: do quá cảm kích trước vẻ đẹp của cát trắng, nước xanh trong mà khi đi qua đây, vua Quang Trung đã đặt cho hòn đảo nhỏ này tên ấy. Đỉnh đảo Ngọc cao 235m so với mặt biển, đảo rộng chừng 60.000m 2,
vây quanh là những ghềnh đá đen nhô ra biển.
Trạm Ra đa Đối không: được Mỹ xây dựng gồm 02 quả cầu, vỏ ngoài bằng chất liệu composit, sơn màu trắng (nên người địa phương thường gọi là quả cầu trắng). Đây là vị trí được mệnh danh là “mắt thần Đông Dương”, có tầm quét sóng có thể kiểm soát cả khu vực Đông Dương, đến cả Hồng Kông và đảo Hải Nam.
Năm 1990, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới thêm 01 trạm ra đa quản lý không lưu đối với các máy bay dân dụng (quả cầu mới).
Trạm Rada Đối Hải (đỉnh 696): có tầm quét sóng xa hàng trăm hải lý, có thể kiểm soát một vùng rộng lớn ở biển Đông, sang tận Hải Nam – Trung Quốc. Mục đích xây dựng đài rađa đối hải của Mỹ nhằm phát hiện, ngăn chặn lực lượng hải quân ta xâm nhập và vận chuyển vũ khí, trang bị bằng đường biển chi viện cho chiến trường miền Nam (chúng ta thường nghe nói về đường mòn Hồ Chí Minh trên biển).
Đoạn Xuyên rừng: Thuyết minh về các loài động thực vật
– Cây sâm đất người dân đi rừng thường dùng cây sâm đất này để ăn giải khát khi đi rừng ở rừng Sơn Trà có rất nhiều loại sâm đất này, có cả một đồi sâm đất.
– Cây Sơn: Người dân địa phương thường đi lấy cây sơn về làm sơn mài, tuy nhiên người nào dị ứng sẽ gây bị phù nên quý khách không nên chạm vào.
– Cây Tuế: ở Sơn Trà có rất nhiều thiên tuế với 3 loại tuế: tuế lược, tuế Malaisia, tuế thường.
– Cây Chò chai: mủ chò sau khi về nấu chảy ra sẽ làm keo trát vào những chiếc thuyền mũng để đi biển.
Vọoc chà vá chân nâu người dân ở đây hay gọi là “giác hoàng” loài này có tập tính ăn rất sang, chỉ ăn thức ăn tinh trên cây mà không ăn dưới đất, ăn một nửa bỏ một nửa mỗi mùa lại chọn một thức ăn thích hợp. Loài này rất thông minh thường chia nhóm thành 12 – 30 con trong một đàn, trong đàn có thủ lĩnh và phó thủ lĩnh, thủ lĩnh thường ở điểm cao nhất, phó thủ lĩnh quản đoàn ở phía dưới khi không an toàn thủ lĩnh báo cho phó thủ lĩnh đôn đốc đoàn chạy theo một hướng nào đó, tiếp đến thủ lĩnh là người kiểm tra và người đi sau cùng là để bảo vệ an toàn cho đàn. Không những là loài thông minh mà loài này còn được thế giới bình chọn là loài đẹp nhất thế giới. Voọc sinh sản thường vào đầu mùa xuân tháng 1,2 mỗi lứa sinh được 1 con. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đang làm dự án bảo tồn loài động vật quý hiếm này. Kết thúc tuyến xuyên rừng.
Điểm dừng chân Bãi ôm:
Bãi ôm: tiếp giáp giữa biển và suối ôm. Đây là bãi biển thơ mộng, người dân biển thường lui tới để lấy nước dự trữ cho những chuyến đi dài ngày.
Đoạn xuống Tiên Sa: Tương truyền các Tiên nữ của Ngọc Hoàng thường xuống đây chơi, dạo khắp bán đảo bị hút hồn bởi cảnh đẹp nơi đây, cởi bỏ những bộ cánh, tắm mình trong khí trời và màu xanh của biển. Một chàng trai vùng chài đã thấy và đem lòng yêu các nàng tiên, chàng đã đánh cắp bộ xiêm y của nàng tiên đẹp nhất, vì thế nàng tiên đã ở lại với chàng trai. Sau một thời gian Tiên nữ phải về trời theo lệnh của Ngọc Hoàng nhưng nàng chưa về nên Ngọc Hoang dận giữ làm mưa bão. Vì vậy nàng tiên đành quay về trời, chàng trai ở lại đau khổ đã hoá đá, tiên nữ thấy vậy khóc thương đau buồn, Ngọc Hoàng cảm động cho thôi sấm chớp mưa thuận gió hoà, người dân địa phương biết ơn vợ chồng nàng tiên đặt tên bãi biển này là Tiên Sa.
“ Em là Tiên Nữ chốn thanh cao
Lạc xuống trần gian một sớm nào
Những buổi khoe mình trong vùng biển
Cho đời ngây ngất bởi thanh cao”
Dự án khu du lịch Tiên Sa : Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Tiên Sa xây dựng Khu du lịch sinh thái tiêu chuẩn 5 sao gồm 200 phòng và 50 biệt thự. Diện tích : 20 ha (gồm 15 ha mặt đất, 5 ha mặt nước biển), vốn đầu tư : 200 tỷ đồng
Nghĩa địa Y Pha Nho : khu nghĩa trang của đoàn quân lê dương với hàng trăm nấm mộ của lính Pháp,Tây Ban Nha nằm ở dưới chân núi Sơn Trà. Y Pha Nho còn ghi rõ tên họ của quân lê dương tử trận.
TỔNG QUÁT VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÁN ĐẢO SƠN TRÀ
Bán đảo Sơn Trà là một điểm chấm cuối cùng, kết thúc của dãy núi Trường Sơn (Bắc), đâm thẳng ra biển Đông cùng với núi Hải Vân, Sơn Trà có đỉnh cao nhất là 696m, chiều dài từ Đông sang Tây là 15km, chỗ rộng nhất khoảng 6km, hẹp nhất 2km, chu vi khoảng 50km, diện tích 4.390ha, là lá chắn khổng lồ, là buồng phổi xanh của đô thị Đà Nẵng.
Nằm cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng 10 km về phía Đông Bắc với hệ thống đa dạng, bờ biển tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, hệ thống giao thông thuận lợi nối liền trung tâm thành phố, các đường lien thông trong bán đảo đang được xây dựng và hoàn thiện là điều kiện để Sơn Trà phát triển thành một trong những khu du lịch hấp dẫn của Tp Đà Nẵng.
Bán đảo Sơn Trà được cấu tạo từ đá Granit, đất chủ yếu là đất Ferarit vàng nâu, đất có thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước kém . Khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm lượng mưa trung bình 2184mm, vào mùa nóng nhiệt độ khoảng 28-29 0 C, vào mùa đông nhiệt độ khoảng 18-22 0 C. Bán đảo Sơn Trà có 20 con suối chảy quanh năm hoặc theo mùa . Ở sườn Bắc có suối : Hải độ 8, Tiên Sa ,Suối Sâu, suối Ông Tám, ở sườn Nam có suối : Bãi Cồn, bãi Trẹm, suối Đá, suối Heo
Bán đảo Sơn Trà có nhiều phong cảnh hữu tình, lãng mạn. Các dãy núi thấp được phủ kính một màu xanh thẳm của rừng nguyên sinh rộng 4.370 ha nhô hẳn ra biển, tạo thành bức bình phong khổng lồ che chắn gió bão cho thành phố. Với cảnh trí nên thơ và giàu tiềm lực, bán đảo Sơn Trà như nàng tiên cá đang nghiêng mình thiêm thiếp ngủ sóng biển Đông, mình vắt ngang với chiếc đuôi xòe ra cục Đông nhọn sắc có tên là mũi Đà Nẵng, có người cho rắng Sơn Trà còn giống hình cây nấm, đầu là núi, bãi cát bồi là thân nấm.
Đến đây du khách sẽ đi theo con đường Sơn Trà Điện Ngọc chạy qua đường Yết Kiêu. Đi ngang qua cảng Tiên Sa là một trong ba cảng lớn nhất Việt Nam. Ở đây Pháp và Mỹ đã tập trung Hải Quân hùng hậu trong chiến tranh xâm lược Việt Nam như “ vùng 3 Hải Quân” song song với quân sự thì cảng Tiên Sa là nơi có tiềm năng phát triển kinh tế lớn, thuyền bè giao luu hàng hóa. Với xu thế phát triển du lịch, Cảng Tiên Sa là nơi giao lưu kinh tế, nơi thuyền bè du lịch lớn của Quốc tế đưa khách đến tham quan Đà Nẵng
Đến với bãi Tiên Sa, bãi biển mang truyền thuyết của một tiên nữ đã kết duyên với chàng đánh cá và tình duyên cũng đến từ bãi biển tuyệt đẹp, cát mịn, dòng nước xanh biếc của biển là một vẻ đẹp vĩnh hằng thanh thoát với những giá trị hệ sinh thái được thế giới bình chọn là một trong súa bờ biển đẹp nhất hành tinh.
Từ đỉnh Sơn Trà du khách có thể chiêm ngưỡng toàn thành phố Đà Nẵng theo hình cánh cung, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà núi Chúa và đèo Hải Vân hùng vĩ. Đến đây du khách có thể thấy những cặp mắt thần Rada không quân và hải quân. Rada đối không, Rada này có tầm quét sóng đến tận Hồng Kông, đảo Hải Nam –Trung Quốc và ba nước Đông Dương, sân bay trực thăng của Mỹ.
Bán đảo Sơn Trà là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú. Các cánh rừng Sơn Trà gần như ở dạng nguyên sinh với động thực vật đặc sắc, tại đây có tới 289 loài thực vật thuộc 271 chi và 90 họ. Người ta đã thống kê gần 400 con Vọoc Chà vá chân nâu quý hiếm, nhiều gà mặt đỏ, khỉ và các động vật quý hiếm khác được thế giới công nhận.
Vòng quanh chân núi có nhiều bãi cát trắng mịn như Bãi Bàng, Bãi Rạng, Bãi Bụt, bãi Nam và bãi tắm nước ngọt Đá Đen cùng các dọng suối như suối Ôm, suối Đá từ sườn núi đổ xuống trong xanh với sóng vỗ rì rào say lòng du khách.
Sau khi khách tham quan cảnh trí thiên nhiên đi xuyên rừng ngắm bãi biển trải dài quanh đảo. Bây giời quý vị đến bãi Bụt một vùng đất linh thiêng. Nơi đây có chùa Linh Ứng cổ kính trang nghiêm, một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Linh là linh thiêng tương truyền có Phật Lồi đã đến đây và theo phát nguyện của thầy Thích Thiện Nguyện. Phía trước chùa là biển đằng sau là dãy núi như bức bình phong khổng lồ che chắn gió biển cho thành phố. Đến đây quý vị có thể chiêm bái tâm linh tham gia lễ hội, ăn chay niệm phật. Tại đây cũng có thể thấy núi Ngũ Hành Sơn như một hòn non bộ khổng lồ, xa xa nhìn thấy Cù Lao Chàm. Nếu quý vị ở lại qua đêm sẽ thấy thành phố biển về đêm lung linh màu sắc với đủ ánh đèn.
Ở phía Nam bán đảo khu Sơn Trà Resort và Spa được đầu tư xây dựng trên 14,5 ha trải dài theo hai bờ biển hình cánh cung với dãi cát trắng mịn dài hơn 1,6km tại đây nhiều bãi san hô ngàm tuyệt đẹp. Sơn Trà Resort và Spa có vẻ đẹp thơ mộng, hoang sơ của núi rừng và biển du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên vào lúc bình minh hay hoàng hôn buông xuống và đặc biệt có thể lặn sâu xuống đáy đại dương để thưởng ngoạn vẻ đẹp của rạng san hô lấp lánh ánh màu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây, du khách có thể tham gia các môn thể thao như lướt ván, nhày dù bãi biển và thưởng thức những món ăn đặc sản của biển khơi như cá Cu, cá Mú, cá Chình, tôm hùm, với món ốc đặc sản như ốc Nón, ốc vú nàng ốc Hương….
Phía Tây Bắc là khu du lịch sinh thái Tiên Sa. Đây là điểm du lịch lý tưởng cho những chuyến dã ngoại, cắm trại, câu cá, đi du thuyền đến các bãi Bắc, bãi Nồm nghỉ mát. Tận hưởng những dây phút thoải mái trong một khung cảnh thiên nhiên lãng mạn của khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà hòn Mồ Côi truyền thuyết và bãi tắm Duyên Thùy thơ mộng.
Hiện nay các dự án đầu tư du lịch đang triển khai xây dựng với các khu du lịch như: khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Bãi Trẹm, khu du lịch Bãi Bụt ….đi thuyền từ Bãi Bụt đến Cù Lao Chàm, khu du lịch làng Vân, trại cá Đông Hải, các khu nghỉ mát lớn nhỏ cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đang được đầu tư, cải tạo để đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch.
Bán đảo Sơn Trà là nơi ghi dấu các di tích lịch sử qua hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, các khu nghỉ mát lý tưởng với cảng Tiên Sa, chùa chiền và các truyền thuyết dân gian mang đậm tính nhân văn sâu sắc là điểm đến không thể thiếu khi du khách đến Đà Nẵng. Ngoài các dịch vụ lặn biển ngắm san hô, du thuyền trên biển quý vị còn có thê tham quan khám phá thiên nhiên, vui chơi giải trí như môtô nước, dù bay, tham gia các lễ hội cầu ngư của các cư dân ven biển chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó quên trong mỗi du khách khi đến đây. Hiện nay Sơn Trà đang tập trung đầu tư khai thác để thu hút thêm khách du lịch trong và ngoài nước.
Bán đảo Sơn Trà – nơi hội tụ các yếu tố về thiên nhiên, lịch sử và các truyền thuyết dân gian đầy tính nhân văn cùng với khát vọng vươn lên không ngừng của nhân dân quận Sơn Trà nói riêng thành phố Đà Nẵng nối chung, bán đảo này một ngày không xa sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cùng với Bà Nà núi chúa, Ngũ Hành Sơn xâu kết thành chuỗi du lịch đầy hấp dẫn mà chưa hẳn nơi nào đã có.
CÁC MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG GẮN VỚI BÁN ĐẢO SƠN TRÀ
Bán đảo Sơn Trà (Núi Khỉ – Monkey moutain) là một vùng đất văn hóa lịch sử đã đi vào huyền thoại. Tại đây mỗi ngọn núi, mỗi hang động đều là những trận địa chiến đấu ác liệt giữa ta và địch. Với cảnh trí thiên nhiên sơn thủy hữu tình của núi non hùng vĩ, chính nơi đây lại là vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong cuộc trường chinh giữ nước. Không phải ngẫu nhiên mà những nhà nghiên cứu đã đánh giá Sơn Trà là lá chắn khổng lồ, là buồng phổi xanh của đô thị Đà Nẵng.
“””””‘Sơn Trà sóng vỗ đêm đông
Đẹp lòng mến cảnh động lòng Tiên Sa
Thọ Quang đứng trước phong ba
Đẹp ba màu áo chan hòa tình dân”
Giai đoạn (1858 – 1965) thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhận định rằng bán đảo Sơn Trà có tầm vị trí chiến lược quân sự, là bàn đạp đổ bộ đầu tiên mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Vào thế kỷ XIX thực dân Pháp đã lộ rõ ý đồ dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp ta chúng đã đưa tàu chiến vào cửa biển Đà Nẵng. Năm 1874 (dưới thời Vua Thiệu Trị) và lên kế hoạch đánh chiếm Việt Nam với mục tiêu đầu tiên là Đà Nẵng.
Tháng 8 năm 1858 lực lượng liên quân Pháp – Tây Ban Nha do tướng Rigauil De Genounily chỉ huy đã giởi tối hậu thư cho quân trấn thủ Đà Nẵng đòi quân ta phải đầu hàng và giao nộp toàn bộ vũ khí, đồn lũy cho chúng nhưng chúng quân ta đã bác bỏ. Địch liền nổ súng tấn công quyết liệt, ta tổ chức vừa đánh địch vừa cố thủ kiến cố. Trận đánh kéo dài rong rã 2 ngày đêm, trước hỏa lực hiện đại của địch các thành: Điện Hải, An Hải và các đồn lũy khác của ta bị đại bác địch phá hủy, quân ta phải tạm thời rút lui vào bên trong và lập phòng tuyến ở trước huyện Hòa Vang để ngăn chặn giặc Pháp.
Triều đình Huế nhận được tin Pháp tấn công Đà Nẵng điều động Tổng đốc Nam Ngãi là Trần Hoàng đem hơn 2.000 quân từ Quảng Nam ra tiếp ứng và cử Lê Đình Lý đem 200 quân cẩm
binh từ Huế vào chống giữ từ Hải Vân đến Cu Đê đễ hỗ trợ cùng với lực lượng quân đội triều đình. Nhân dân ta ở các khu vực có chiến sự đều rào làng ngày đêm đào hào, đắp lũy trong đó có việc đan sọt tre, đắp đất lấp sông Vĩnh Điện để nước sông cạn, tàu giặc không vào được tỉnh thành Loa Qua và đắp đường chạy dọc theo sông Vĩnh Điện để vận chuyển quân lương ra Đà Nẵng cho kịp thời.
Ngày 6 tháng 10 năm 1858 chiến sự xảy ra ác liệt tại làng Cẩm Lệ thống chế Lê Đình Lý đã bị thương nặng qua đời, trong bối cảnh đó triều đình Huế quyết định điều Nguyễn Tri Phương đang giữ chức Kinh Lược Sử Nam Kỳ ra trực tiếp chỉ huy chiến trường Đà Nẵng. Là một võ tướng có tài thao lược ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã biết đánh giá tình hình một cách đúng đắn, đề ra kế sách phòng thủ và đánh địch chu đáo, chủ trương của ông: “Thực hiện chiến lược chuyển dân vào bên trong không cho địch tiếp xúc với dân tạo vườn không nhà trống”. Với chủ trương này quân ta hoàn toàn phát huy được uy thế về địa hình, ngược lại có thể hạn chế được ưu thế quân sự của giặc, đảm bảo cho ta giữ vững trận địa củng có phòng tuyến ngăn chặn địch. Mặt khác ông cho xây dựng đồn Liên Trì và ngày đêm đắp lũy từ thành Điện Hải chạy bao quanh các làng Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Gián. Bên ngoài lũy đào hố sâu cắm đầu chông tre nhọn đậy bằng vĩ tre, phủ đất và trồng cỏ ngụy trang, chia quân mai phục binh sát đến đông Điện Hải. Giặc Pháp mở nhiều đợt tấn công nhưng bị sa xuống hố chông, địch chết ngổn ngang. Tuy vũ khí thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu của quân và dân ta anh dũng, lăn xả vào quân thù, đồng thời nhờ tài chỉ huy chiến thuật hợp lý của Nguyễn Tri Phương. Có thể nói trận địa của ta tại Đà Nẵng không những không bị địch phá vỡ mà còn được củng cố vững chắc thêm làm cho quân thù bị kìm hãm lại và mất dần thế chủ động ban đầu.
Liên quân Pháp – Tây Ban Nha không thực hiện được ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh” được nữa mà càng sa lầy lâm vào tình trạng thiếu lương thực và thuốc men cộng thêm thời tiết khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt. Chúng xin viện binh thay đổi chỉ huy nhằm hy vọng giáng cho triều đình Huế một đòn quyết định nhưng với sức kháng cự mãnh liệt của quân và dân Đà Nẵng cộng thêm những chuyển biến trong tình hình chiến lược giữa Pháp – Áo – Trung Quốc bấy giờ khiến cho thực dân Pháp không thể thực hiện được ý đồ ban đầu.
Sáng ngày 22 tháng 3 năm 1860 quân Pháp tự tay đốt phá đồn lũy chúng đánh chiếm và rút quân tháo chạy khỏi vùng biển Đà Nẵng.
Ngày nay nghĩa địa Pháp – Tây Ban Nha (nghĩa địa Y Pha Nho) tại bán đảo Sơn Trà là minh chứng lịch sử không thể quên về sự xâm lược của các thế lực thực dân tong thời kỳ Việt Nam cận đại, thể hiện rõ sự thất bại rút lui trong đau đớn và để lại hàng ngàn nấm mồ dưới chân núi cảng Tiên Sa.
Trong những năm (1947 – 1954) hang Bà Đính là một căn cứ bí mật, là nơi che dấu cho cán bộ Lãnh đạo (kháng chiến khu Đông) Từ đây ta có thể dùng ống nhòm quan sát được đồn Pháp đóng, theo dõi những âm mưu xâm lược của thực dân Pháp để có biện pháp đối phó và chỉ huy đánh giặc. Tai đây, ta có thể đi qua khu Tây đến vùng Liên Chiểu rồi từ đây đi bằng đường biển đến Điện Bàn, Hòa Vang, Non Nước, Duy Xuyên,… Đồng chí Lê Văn Liểng và đồng chí Nguyễn Hoàng là bí thư khu Đông chỉ huy nhiều trận đánh Pháp thắng lợi gây tổn thương nặng nề cho địch.
Năm 1948 ta mở trận đánh bất ngờ vào đội lính Pháp đang làm cầu Trắng cho nổ mình phá hủy cầu tiêu diệt một xe cam nhông của Pháp.
Năm 1949 cũng tại căn cứ này, các chiến sỹ của ta phối hợp tác chiến với Đại đội 6, trung đoàn 108 của Liên khu 5 đánh căn cứ Đồn Thông Mười (bây giờ là trường Lê Độ) và lô cốt ba tư nhân (ngã ba Nguyễn Văn Trỗi bảo vệ cầu Đơkat) kết quả ta phá hỏng lô cốt làm cho địch mất ăn, mất ngủ.
Ngày 08 tháng 3 năm 1965, Mỹ thay chân Pháp đưa tàu chiến Tuần Dương Hạm, Dương Rạng Hạm đổ bộ hơn 3.500 quân gồm: bộ binh, thủy quân lục chiến, không quân, hải quân và các phương tiện chiến tranh hiện đại vào vùng vịnh. Đà Nẵng một lần nữa nằm trong sự khống chế của hải quân Hoa Kỳ. Các căn cứ quân sự quanh bán đảo Sơn Trà dưới chân đèo Hải Vân được thiết lập và xây dựng. Để chặn đứng bước tiến của quân ta, địch cho thiết lập những đồn bốt kiên cố trên bán đảo như sân bay trực thăng giả chiến để phục vụ cho việc vận chuyển vũ khí và lương thực tải thương tại chân núi tạo thành vành đai rộng lớn bảo vệ sân bay Đà Nẵng – sân bay nước mặn những đồn bốt kiên cố dọc ven biển để bảo vệ cho chúng.
Tại bãi biển Tiên Sa, quân Mỹ chọn nơi này làm khu huấn luyện của các đội quân biệt kích chuyên nhảy toán ra miền Bắc bằng tàu hải quân thường gọi là lính “biệt kích nhái” số lính này thường xăm chiếc quan tài trên ngực có hai cây đèn cầy và nhận tiền tiêu xài trước khi thi hành nhiệm vụ, chúng tăng cường xây dựng lại kho vũ khí An Đồn, bãi hậu cần 600, nhà máy cung cấp điện cho các căn cứ của quân đội Mỹ… Ngụy quyền tăng cường xây dựng bộ máy kìm kẹp ở cơ sở, tổ chức các đơn vị “Bảo an dân vệ” nhằm chống lại sự xâm nhập của ta vào địa bàn tuyệt mật của chúng.
Đặc biệt năm 1965 công binh Mỹ dựng hai cầu cảng quân sự (gọi là cảng Tiên Sa) phía nam núi Mỏ Diều, phục vụ cho mục đích quân sự, vận chuyển đạn dược vũ khí và lương thực, phương tiện chiến tranh. Tại đây, vào lúc 22 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1965 dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông Huỳnh Đình Phi (bí thư chi bộ 220 Sông Đà Đà Nẵng) cùng với tổ đặc công do đại úy Trần Văn Châu phục trách đã mang hai khối thuốc nổ TNT (40kg) lặn đặt vào đáy tàu Dương Hạm USLS 1550 chỏ hàng ngàn tấn xa pháo, đạn dược làm phần lái tàu nổ tung, gây tổn thất nặng và thiệt hại to lớn cho con tàu mới cập cảng buổi sáng hôm đó vào Đà Nẵng.
Tại đỉnh Sơn Trà, Mỹ tăng cường một Trạm Rada đối không gồm 2 quả cầu trắng chất liệu composit được quân đội mệnh danh là “mắt thần Đông Dương” có tầm quét sóng rộng, kiểm soát cả khu Đông Dương đến tận Hông Kông, và đảo Hải Nam – Trung Quốc để hỗ trợ cho trạm Rada Mỹ thiết lập hệ thống đồn bốt, sân bay trực thăng giả chiến với mục đích: tiêm kích, chuyển vũ khí, lương thực ngoài ra còn có nhiệm vụ chuyển quân đi phối hợp các lực lượng khác thực hiện những trận càn đẫm máu ở vùng ven Hòa Vang, đặc biệt chuyển xác Mỹ bị chết về đây để được đóng gói làm vệ sinh tại Sơn Trà chở ra hạm đội 7 của Mỹ ơ ngoài khơi Đà Nẵng. Đây là chiến hạm USS đầu tiên và lừng danh nhất trong lịch sử hải quân Mỹ, đã từng là soái hạm của hạm đội Địa Trung Hải – hạm đội Thái Bình Dương chiến hạm được đóng năm 1794 với trang bị 54 khẩu đại pháo được mệnh danh “Thành sắt cổ”
Đêm 15 tháng 9 năm 1972 chiến sỹ đặc công thuộc Phân đội 3 – tiểu đoàn 471 Quảng Đà nhận nhiệm vụ bí mật bơi tư đèo Hải Vân đến Sơn Trà, tiếp cận bất ngờ tập kích Đài Rada chỉ chưa đầy 15 phút chiến đấu các chiến sỹ đã tiêu diệt gọn một trung đội Mỹ, phá hủy kho nhiên liệu bốc cháy Đài Rada, hệ thống máy móc tan tành tuy ta bị thương nặng một đồng chí nhưng đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Toàn bội rút lui về căn cứ an toàn để thực hiện được trận đánh vô cùng ý nghĩa này các chiến sỹ đặc công đa nhiều lần xâm nhập nắm chắc tình hình và mất hàng tháng trời tập luyện bơi đường dài và ngâm mình dưới nước mỗi ngày từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ để rèn luyện. Đồ bền, và kỹ thuật tối tân của đài rada đối hải, phương tiện chiến tranh hiện đại ở Sơn Trà bị tiêu diệt cái gọi là “mắt thần trên biển” của Mỹ đã bị mù. Từ đó các con tàu không số theo đường mòn Hồ Chí Minh trên biển của ta đã an toàn chuyển vũ khí ra Đà Nẵng để vận chuyển vào miền Nam cho quân giải phóng chuẩn bị cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam (1975)
Lúc 00h ngày 29 tháng 3 năm 1975 tướng Ngô Quang Trưởng và tướng Nguyễn Đức Khanh tới căn cứ hải quân vùng I tại cảng Tiên Sa chủ trì phiên hợp cuối cùng của bộ Tư Lệnh vùng I bà kế hoạch lui binh tại Đà Nẵng nhưng không thành, thế là sau đó các tướng lĩnh phần ai nấy chạy, bỏ mặc đám tàn binh. Lúc 06h 30 phút cảng Tiên Sa chìm trong đạn pháo của quân giải phóng (hai mươi chiến tàu hỗn tạp kéo của Nhật, Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ) sông hiệu quả vô cùng ít ỏi, bởi lẽ chính họ đã tranh giành, thanh toán bắn giết lẫn nhau để được xuống tàu gây nên cảnh hỗn loạn, buộc lòng các tàu phải rời cảng ra khơi hoặc không dám vào bờ, chỉ để lại các xà lan, tàu kéo để vận chuyển nhưng kết quả cũng càng thêm tệ hại, họ lại càng tranh giành, thanh toán đã bỏ mạng. Đà Nẵng – bán đảo Sơn Trà một lần nữa là nhân chứng lịch sử: hàng loạt quả đạn pháo từ đèo Hải Vân – Liên Chiểu bắn xuống, từ Quảng Nam bắn ra đã khống chế toàn bộ vùng vịnh, đám tân binh không đi được phải chạy lên núi sơn Trà cố thủ và ra đầu hàng ngay sau đó.
Bán đảo Sơn Trà ngoài vị trí chiến lược quan trọng về quân sự và những kỳ tích anh hùng trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc còn là vùng đất của thơ ca, huyền thoại với những bờ biển dài tuyệt đẹp, hệ sinh thái đa dạng và phong phú hội tụ nên một điểm du lịch hấp dẫn, một tiềm năng kinh tế của thành phố. Đến với bán đảo Sơn Trà quý khách sẽ tận hưởng một không gian tràn đầy nắng gió, tắm mình giữa biển trời bao la, thưởng thức những đặc sản vùng biển với các cư dân làng chài hiền hòa, mến khách.
CÁC SỰ TÍCH VỀ BÁN ĐẢO SƠN TRÀ
Khoảng hơn 500 năm về trước, Sơn Trà là hải đảo bốn bề bao phủ là biển nhìn giống như cái chà của người dân làm biển, thả gần bờ cho cá vảo để bắt, nên người dân địa phương gọi là Sơn Trà.
Thời gian biển lùi về hướng mặt trời mọc, núi chạy về dãy Trường Sơn bồi đắp nên đồng ruộng Quảng Đà từ đây Sơn Trà thành bán đảo, bán đảo này núi cao chót vót chục tầng mây, cây cối um tùm hươu nai thành đàn. Đặc biệt trên ngọn núi hùng vĩ này, những viên sỏi được thiên nhiên tạo ra nhiều hình thù rất đẹp và huyền bí đầy sự tích.
Sự tích hòn Nghê: Phía Đông Nam Sơn Trà có một hòn núi tiếp liền trong xa như hình sư tử, tục gọi là con Nghê, truyền rằng trên núi có Ngọc đêm đến thường chiếu sáng xuống biển.
Sự tích Bàn Cờ Tiên: Trên núi còn động Bàn cờ gắn liền với huyền thoại Tiên Ông giáng trần đánh cờ trên núi: Một ngày kia có ông Tiên đánh thua nước cờ nên đã tức giận dậm mạnh chân lên đá và bay về trời để lại trên tảng đá một bàn chân lún sâu gọi là đá Tiên. Bên cạnh đá Tiên có một hang sâu gọi là giếng Tiên vì Tiên thường lấy nước ở hang để dùng.
Có bãi đẹp gọi là Tiên Sa kể về chuyện tình của một cô Tiên nữ và anh chài lưới, cũng vì cảnh đẹp và lãng mạn – Chuyện tình Tiên Sa
Chuyện tình Tiên Sa: Chuyện kể rằng ngày xưa ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội: lễ được mùa, lễ cầu ngư… các nàng Tiên – con của Ngọc Hoàng từ thiên đình được cử xuống để dự lễ và tham gia nhiều vũ điệu. Dự lễ xong các Tiên Nữ dạo chơi vùng Ô Long, trước cảnh đẹp nên thơ và hùng vĩ các nàng Tiên đã xòe cánh xuống
Em là Tiên Nữ chốn thanh cao
Lạc xuống trần gian một sớm nào
Những buổi khoe mình trong vùng biển
Cho đời ngây ngất bởi thanh cao
Ngày ấy trên dãy núi Sơn Trà phia dưới là bãi cát dài thon thả, nước xanh như ngọc, các nàng tiên đã mê hồn bởi vẻ đẹp của trần gian Sơn Trà. Dạo đó các chàng trai đánh được ngắm nhìn
vô tư các nàng tiên dạo chơi trên bán đảo. Các nàng say sưa nghe tiếng chim hót, vượn kêu khi đã thỏa nguyện trước cái đẹp của Sơn Trà các nàng đã cởi bỏ bộ cánh tắm mình trong khí trời và biển xanh thỏa sức nô đùa.
Có ngờ đâu một chàng trai đã thấy thân thể ngọc ngà của Tiên Nữ mà lòng xôn xao. Lần đầu trong đời chàng được thấy vẽ đẹp như vậy chàng đã nghỉ cách lấy bộ xiêm y của một nàng tiên đẹp nhất. Sau khi tắm xong trong khi đi tìm xiêm y nàng tiên đã bắt gặp ánh mắt của chàng trai say đắm nhìn mình, bối rối trước ánh mắt và lời cầu hôn của chàng nàng không biết phải làm sao để trở về chốn thiên đình vì bộ xiêm y đã bị chàng lấy, nàng đã động lòng và ở lại với chàng nơi trần thế, hai người làm nghề chài lưới sống hạnh phúc với nhau. Thời gian trôi qua Ngọc Hoàng cho người xuống báo thời gian nàng ở trần thế đã hết, thông lệnh đã truyền đi mà Ngọc Hoàng chưa thấy con mình về đã tức giận sấm chớp làm mưa giông bão tàn phá hạ thế.
Vào một đem mưa gió nàng đã thổ lộ: Em là tiên, chàng là người trần thế chúng ta không thể ở mãi bên nhau được, em phải trở về theo lệnh của Vua cha nếu không chàng và tất cả trần gian phải chịu nhiều tai ương
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn nước mắt trộn cơm
Vì lẽ đó và cũng vì chử hiếu nàng đã trở lại thiên đình, để lại người chồng nơi hạ thế hết lòng thương nhớ nàng, từ ngày đó chàng quên ăn, quên ngủ cho đến sức cùng lực kiệt chàng đã hóa đá. Nghe tin chàng hóa đá nàng đã khóc thương thảm thiết làm trời động lòng trắc ẩn cho nên Ngọc Hoàng cho thôi sấm chớp, trời yên biển lặng. Từ đó trần gian được mùa cá, biết ơn vợ chồng Tiên Nữ người dân ở đây gọi bãi biển này là Tiên Sa.
Chuyện tình Bãi Bụt kể về sự chung thủy chờ chồng của một người vợ: cũng như mọi ngày, người chồng ra khơi đánh cá nhưng lần này người chồng đi biền biệt không trở về, người vợ cứ ra đứng bên biển ngóng xa trong chồng nàng khóc rất nhiều đến mức thành bãi cát lớn gọi là Bãi Bụt bấy giờ. Cũng có người kể rằng, Bãi là bãi biển ngày xưa có tượng phật Lồi lồi lên ở đây điều đó là điều linh thiêng khi Bụt đã hiện hình trên bãi biển nên gọi là Bãi Bụt. Có nhiều và nhiều sự tích lắm chứa đựng tròng lòng núi Sơn Trà, bây giờ chúng ta bắt đầu thăm quan chùa Linh Ứng Bãi Bụt. Theo lời kễ của một nhà sư cách đây 150 năm về trước tại Bãi Bụt bây giờ, giữa màu xanh của bãi biển nổi lên một tượng Phật, dân gian hay gọi là Phật Lồi. Tượng được làm bằng sa thạch, theo người dân đi biển đó là điều thiêng điềm lành và được người dân thờ cúng rất tôn nghiêm bảo quan cẩn mật. Qua những biến thiên của lịch sử và chiến tranh bức tượng đã gãy phần đầu, cứ thế theo thời gian câu chuyện được truyền mãi đến bây giờ và duyên cơ lớn đã đến với bãi Bụt vào năm 2004 được chính quyền thành phố cho phép Thượng Tọa Thịch Thiện Nguyện là người trí thành Hay giải thích theo sự tích khác: Theo quan niệm của người dân bãi tức là bãi biển, Bụt tức là Phật. Dọc theo bán đảo Sơn Trà có nhiều bãi đẹp, thơ mộng cát trắng, nước trong như Tiên Sa, bãi Nồm Bãi Bắc. Trong những bãi đẹp ấy bãi Bụt vừa đẹp vừa gắn liền với truyền thuyết mang đầy trắc ẩn của trời cao xanh, tình người nông thắm của con người nơi vùng biển này. Chuyện kể rằng thưở xưa dân chài dọc biển Sơn Trà gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh bắt cá trên biển, những con sóng dữ luôn lật úp những chiếc thuyền khi ra khơi những cơn bão liên tục ập đến như một thảm họa thường trực trong tiềm thức của người dân nơi đây. Trong làng có một gia đình trẻ chồng làm nghề chài lưới, vợ làm nghề hái củi trồng rai lo vườn tược, họ sống với nhau rất chan hòa trong sự yên ấm của làng nghề. Ngày ngày chồng đi đánh bắt cả vợ ở nhà khai hoang làm rẫy. Vào một ngày cũng như thường lệ vợ đưa chồng ra bến đánh cá hẹn ngày trở về gặp lại.
Nhưng ngờ đâu hôm đó trời đất nổi sấm chớp, những cơn gió tràn đến không ngừng người vợ ra đón chồng chờ mãi chờ mãi mà vẫn không thấy chồng về, nàng đã khóc rất nhiều và đau buồn vô hạn trong tiếng sấm chớp giông bão, mưa liên hồi bất kể mùa đông, hay là mùa hạ mùa xuân hay mùa thu. Trong lúc đau khổ tuyệt vọng nàng đã nghĩ đến cái chết để về thế giới bên kia cùng chồng.
Hiểu được nổi đau của nàng Bụt hiện ra nơi nàng đứng thấy Bụt nàng hiểu ra sấm chớp là lẽ vô thường của kiếp nhân sinh nàng đã bình tâm trở lại tìm đến một ngôi chùa tu tại đó. Từ ngày Bụt hiện ra dân làng được mùa cá, mưa thuận gió hòa. Biết ơn đôi vợ chồng chài lưới ấy người dân cứ truyền nhau chuyện tình đẹp và thiêng liêng này.
HỆ SINH THÁI SƠN TRÀ
Bán đảo Sơn Trà được mệnh danh là lá phổi xanh, là bức bình phong khổng lồ che chắn gió cho thành phố trong mùa mưa bão, là khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia với diện tích rừng hơn 4000 ha đỉnh cao nhất lên đến 696m với nhiều động thực vật phong phú: thực vật cả ngàn loài trong đó có 22 loài quý hiếm như dầu lá bóng, chò chai, trâm trường, gụ, ngọc qúi, dẻ … và nhiều loài cây cảnh có giá trị.
Động vật gần 300 loài trong đó có 15 loài quý hiếm như khỉ đuôi dài, khỉ vàng, trăn gấm, gà mặt đỏ… và đặc biệt là loài voọc chà vá chân nâu – loài quý hiếm gần như bị tiệt chủng trên thế giới mà tại đây còn lại hơn 300 con.
Khu này là khu rừng nguyên sinh tương đối nguyên vẹn nên khu này cũng mang đựơc đặc tính chung cho bán đảo. Đi Sơn Trà nếu đến mùa dâu thì chỉ vào một đoạn đã thấy những cây trĩu quả từ gốc đến cành, giống như những cây cảnh lớn, dâu Sơn Trà rất đa dạng từ dâu vàng, dâu trắng, dâu xanh và sự ra trái cũng khác nhau theo từng khu như hướng Bắc thường ra trái muộn, chín muộn hơn ở sườn phía Nam. Dâu rừng là thức ăn cho những loài linh trưởng và cả con người.
Rừng Sơn Trà đa dạng với các loại dẻ và được phủ đều cả bán đảo, dẻ là loài thức ăn rất ngon có giá trị dinh dưỡng cao, cũng có những cây dễ đến trăm tuổi trông rất đẹp mắt. Cây rừng đan xen với những loài cây ăn trái thông thường khác như xoài, ổi… nên thời gian khó khăn trứơc đây người dân vào rừng đốn củi hái dâu, lượm dẻ, hái xoài, hò với cảnh sắc thiên nhiên nên người ta quên đi mệt nhọc.
Từ những loại cây thông thường đến loài hoa rừng, như mai rừng nở quanh năm, hoa trang, hoa lan rừng, hoa nguyệt quế với mùi thơm ngào ngạt. Kết hợp với những cây cảnh tự nhiên nhỏ mọn trên những tảng đá cùng các cây đại thụ làm cho ta từ thích thú này đến thích thú khác. Đặc biệt có nhiều cây dâu, dẻ đa đại thụ mang nhiều hình dáng đẹp, như câu đa đại thụ dáng nai và đại thụ chín rễ …. Ngoài ra đa đại thụ chín rễ con mang tính chất tâm linh.
Ngoài sự cảm nhận về hoa trái, cây cối chúng ta còn tìm hiều về các loại động vật. Nếu cảm nhận bằng thính giác ta có thể dể dàng nhận ra nơi đây có nhiều loài chim, có những loài hát rất hay như khướu, vàng anh và những tiếng “tác”, tiếng hú của mang rừng và những loài linh trưởng, nói chung ở đây động vật không sao kể hết những 287 loài đã nghiên cứu và một số loài còn là ẩn số.
Tuy nhiên ở đây động vật nổi trội hơn cả là loài linh trường, loài này rất đa dạng: như khỉ vàng, khỉ cột, khỉ đuôi lợn… khỉ giác hoàng hay còn gọi là chà vá chân nâu (chà vá chân nâu) .Người dân địa phương gọi là “giác hoàng”.
Mỗi loài khỉ có sự phân bố ở những vùng khác nhau và cóa tập quán sinh hoạt riêng như khỉ vàng – một trong những loài quí hiếm ở Đông Nam Á, gần như tiệt chủng ở Việt Nam thì ở Sơn Trà chúng thường tập trung ở phía Bắc sống theo từng đàn từ 15 – 20 con. Khỉ đuôi lợn tương đối nhiều chúng sống phân bố đều, loài này ta thường dễ bắt gặp. Đặc biệt hơn cả là voọc chân nâu, tên khoa học là Pygathrix nemaeus nemaeus loài quí hiếm gần như bị tiệt chủng mà nói lại có một lượng tương đối nhiều ở đây còn hơn 300 con. Loài này có tập quán ăn rất sang, chỉ ăn thức ăn tinh trên cây mà không ăn dưới đất, ăn một nửa bỏ một nửa mỗi mùa lại chọn một thức ăn thích hợp. Loài này rất thông minh thường chia nhóm thành 12 – 30 con trong một đàn, trong đàn có thủ lĩnh và phó thủ lĩnh, thủ lĩnh thường ở điểm cao nhất, phó thủ lĩnh quản đoàn ở phía dưới khi không an toàn thủ lĩnh báo cho phó thủ lĩnh đôn đốc đoàn chạy theo một hướng nào đó, tiếp đến thủ lĩnh là người kiểm tra và người đi sau cùng là để bảo vệ an toàn cho đàn. Không những là loài thông minh mà loài này còn được thế giới bình chọn là loài đẹp nhất thế giới. Voọc sinh sản thường vào đầu mùa xuân tháng 1,2 mỗi lứa sinh được 1 con.
Trong rừng còn có các loài thực vật khác như:
– Cây sâm đất người dân đi rừng thường dùng cây sâm đất này để ăn giải khát khi đi rừng ở rừng Sơn Trà có rất nhiều loại sâm đất này, có cả một đồi sâm đất.
– Cây Sơn: Người dân địa phương thường đi lấy cây sơn về làm sơn mài, tuy nhiên người nào dị ứng sẽ gây bị phù nên quý khách không nên chạm vào.
– Cây Tuế: ở Sơn Trà có rất nhiều thiên tuế với 3 loại tuế: tuế lược, tuế Malaisia, tuế thường.
– Cây Chò chai: mủ chò sau khi về nấu chảy ra sẽ làm keo trát vào những chiếc thuyền mũng để đi biển.
Rừng Sơn Trà với hệ động, thực vật hết sức phong phú đa dạng mang đặc tính chung của rừng nhiệt đới Việt Nam.
MỘT SỐ CÂU CA DAO VIẾT VỀ BÁN ĐẢO SƠN TRÀ
1.
Sơn Trà sóng vỗ đêm đông
Đẹp lòng mến cảnh động lòng Tiên Sa
Thọ Quang đứng trước phong ba
Đẹp ba màu áo chan hòa tình dân
2.
Thà làm hạt cát Tiên Sa
Còn hơn làm mảnh đá hoa trong chùa”
3.
Trèo lên trên núi Sơn Trà
Có hai con khỉ ăn xoài trên cây
Đôi ta gặp mặt nhau đây
Khác gì chim phượng gặp thân con rồng
4.
Chiều chiều mang giỏ hái dâu
Dâu thì không hái hái câu ân tình
Củi than nhem nhuốc với tình
Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên
5.
Lời nguyền hai mái đầu xanh
Chớ ham giàu phụ mái tranh Sơn Trà
6.
Ngó lên đỉnh núi Sơn Trà
Ngó về Mân Thái, ngó qua cửa Hàn
Khen thay con gái Thọ Quang
Sớm mai đi chợ tối đan mành mành
7.
Quê tôi có núi Sơn Trà
Có chùa Non nứơc, có phà sang sông
8.
Cha chài mẹ lưới con câu
Chàng rể đóng đó, con dâu ngồi mò
9.
Dù em thân ngọc thân ngà
Lấy chồng Sơn Trà phải gánh củi than
10.
Sớm mai lên núi đốt than
Chiều về xuống biển đào hang bắt còng
11.
Sơn Trà thắng cảnh bao la
Trước sông sau biển rừng kề một bên
12.
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn nước bắt trộn cơm
13.
Bỗng nghe tiếng nổ cái đùng
Tàu tây đã đến Vũng Thùng ai ơi
Đời ông cho chí đời cha
Mây phủ Sơn Trà không gió thì mưa
Tác giả: Mặc Kệ Đời Ta (http://123doc.org)
👇 Hãy đánh giá bài viết thay lời cảm ơn:
Tin liên quan
Thời gian:
Phương tiện:
Giá: Liên hệ
1 phản hồi
Hay là quá ạ . Em xin bài viết vào mail dc k ạ