Tam thế Phật là ai và có ý nghĩa gì ?

Tam thế chư Phật.

Sau bài viết về cuộc đời đức Phật Thích Ca ( còn gọi là Phật tổ Như Lai), City tour Đà Nẵng xin tiếp tục chia sẽ tới bạn đọc về bài viết khác cũng liên quan tới Phật Giáo mà bạn hay gặp trong đời thường nhất là những bạn hướng dẫn viên du lịch khi dẫn khách đến tham quan tại Chùa chiền. Bài viết: TAM THẾ PHẬT là ai và có ý nghĩa gì ?. 

Tam thế phật là ai?
Thứ 1, chữ Thế có thể hiểu là Thời. Vậy Tam Thế Phật là Phật 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Phật quá khứ là Phật A Di Đà tượng trưng cho các đức Phật trong quá khứ , Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni , Phật tương lai là Phật Di Lặc tượng trưng cho các vị Phật tương lai. Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật là Phật của cả 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai, tức là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.

Thứ 2, chữ Thế có thể hiểu là Thế giới, gồm có phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Mi Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni…. Theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, …, vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật như thế.




Bộ tượng tam thế phật.

Bộ tượng này gồm có 3 pho giống hệt nhau, thường được tạc trong tư thế ngồi thiền kiết già . Ta thường gọi theo thói quen là tượng “Tam Thế”. Thực ra đây chỉ là tên gọi tắt theo thói quen của người Việt, để chỉ các vị Phật ở Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. Tên gọi đầy đủ của bộ tượng này có nhiều, song phổ cập là “Tam Thế Tam Thiên Phật” tức 3.000 đức Phật, mỗi thời 1.000 vị, hay “TamThế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” là nhằm tôn sùng cái hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.

Tam thế Tam thiên Phật nghĩa là ba ngàn Đức Phật trong ba đời, bao gồm :

1. Qúa khứ thế nhất thiên Phật : Nghĩa là vào thời quá khứ nhằm Kiếp Trang Nghiêm có 1000 Đức Phật xuất thế như Phật Tỳ Bà Thi, Thích Khí, Tỳ Xá Phù là những vị Phật sau cùng trong số một ngàn Đức Phật thuở ấy.
2. Hiện tại thế nhất thiên Phật : Nghĩa là đương thời nhằm Hiền Kiếp có 1000 Đức Phật lần lượt ra đời, như những Đức Phật Ca La Ca Tôn Đại, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp, Thích Ca Mâu Ni và Ngài Di Lặc sẽ là vị Phật thứ năm và lần lượt sẽ ra đời cho đủ số 1000 vị Phật ở đời hiện tại nhằm Kiếp Hiền này.
3. Vị lai thế nhất thiên Phật : Nghĩa là đời vị lai nhằm kiếp Tinh Tú sẽ lần lượt ra đời 1000 Vị Phật, 1000 vị Phật này ở đời hiện tại nhằm kiếp Hiền chấm dứt.

Quá trình và điều kiện để tu thành Phật:

Theo Tam Tạng Pàli, bộ kinh Phật sử (tên khác là “Chánh giác tông”) thì chúng sinh nào cũng có thể trở thành một vị Phật, nhưng không phải dễ dàng, mà phải thực hành cho đúng và đủ theo thời hạn và các điều kiện nhất định. Đầu tiên, một chúng sinh muốn thành Phật thì phải phát tâm nguyện, tâm nguyện này được một vị Phật nghe và thọ ký cho. Chúng sinh này muốn được Phật thọ ký thì phải tròn đủ 8 điều kiện:

– Phải là loài người chớ không phải trời hay thú.
– Phải là nam chứ không phải là phụ nữ hay là bán nam bán nữ (thái giám).
– Có đủ duyên lành để đắc quả A-la-hán ngay trong kiếp ấy, nhưng quyết định không tu thành A-la-hán mà nguyện thành Phật
– Gặp được Đức Phật ra đời và được làm một điều phước thiện nào đó cho Đức Phật ấy.
– Phải là người xuất gia, tu sĩ.
– Phải đầy đủ những pháp của bậc cao nhân là có ngũ thông và đạt bát thiền.
– Đã được làm phước báu cao thượng là bố thí mạng sống mình và vợ con mình do tâm nguyện cho thành Phật Chánh giác.
– Phải có ý nguyện dũng mãnh, quyết trở thành một vị Phật Chánh giác, dù cho khó khăn, khổ sở thế nào cũng không nao núng và thối chuyển.

Sau khi đã được Phật thọ ký cho rồi, chúng sinh này phải tiếp tục luân hồi trong vô số kiếp sống để tích lũy đầy đủ các pháp Ba-la-mật thì mới thành một vị Phật được. Theo Thượng tọa bộ (hay Phật giáo Nguyên Thủy), mười điều hoàn thiện (pa. pāramī) là (từ gốc trong tiếng Pali):

– Dāna (sa. dāna): bố thí
– Sīla (sa. śīla): trì giới
– Nekkhamma (sa. niṣkramaṇa): xuất gia (từ bỏ cuộc sống tại gia cư sĩ)
– Paññā (sa.prajñā): trí tuệ
– Viriya (sa. vīrya): tinh tấn
– Khanti (sa. kṣānti): nhẫn nại
– Sacca (sa. satya): chân thật
– Adhiṭṭhāna (sa. adhiṣṭhāna): quyết định
– Mettā (sa. maitrī): tâm từ
– Upekkhā (sa. upekṣā): tâm xả 

Trong mỗi pháp trên đây đều chia làm 3 bậc là: hạ, trung, thượng, thành ra 30 pháp. Ví dụ với pháp “Bố thí”: bố thí của cải gọi là bố thí Ba-la-mật bậc hạ, bố thí các bộ phận cơ thể của mình gọi là bố thí Ba-la-mật bậc trung, bố thí sinh mạng của mình để cứu chúng sinh khác gọi là bố thí Ba-la-mật bậc thượng. 9 pháp kia cũng tương tự như vậy.




Các chư Bồ-tát (là chúng sinh đã được một vị Phật thọ ký rằng sẽ thành Phật trong tương lai) chia làm 3 bậc:

– Bồ-tát thuộc về huệ lực: thời kỳ nguyện trong tâm không nói ra lời, là 7 A-tăng-kỳ đại kiếp. Thời kỳ phát nguyện ra lời mà chưa gặp Phật nào thọ ký là 9 A-tăng-kỳ. Thời kỳ gặp một vi Phật thọ ký cho tới khi thành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật và thành đạo là 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.
– Bồ-tát thuộc về tín lực (là có nhiều đức tin): thời kỳ nguyện trong tâm không nói ra lời, là 14 A-tăng-kỳ đại kiếp. Thời kỳ phát nguyện ra lời mà chưa gặp Phật nào thọ ký là 18 A-tăng-kỳ. Thời kỳ gặp một vi Phật thọ ký cho tới khi thành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật và thành đạo là 8 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.
– Bồ-tát thuộc về tấn lực (nhiều sự tinh tấn): thời kỳ nguyện trong tâm không nói ra lời, là 28 A-tăng-kỳ đại kiếp. Thời kỳ phát nguyện ra lời mà chưa gặp Phật nào thọ ký là 36 A-tăng-kỳ. Thời kỳ gặp một vi Phật thọ ký cho tới khi thành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật và thành đạo là 16 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.
“Đại kiếp” ở đây là một kiếp của quả địa cầu, tức là quá trình hình thành, phát triển rồi hoại diệt của cả một hành tinh, kéo dài nhiều tỷ năm. Còn A-tăng-kỳ là “số lượng không thể tính đếm” (vượt qua cả hàng tỷ tỷ tỷ). Như vậy, thời gian cần để một chúng sinh tu thành Phật là cực kỳ dài, đến mức vượt qua khỏi khả năng tưởng tượng hoặc hiểu biết của phàm nhân.

Nói vậy sẽ thấy, 1 vị Phật ra đời và độ sinh là hiếm hoi như thế nào, vậy nên có câu “Trong vô số kiếp luân hồi thì có được thân người là khó (đa phần chúng sinh chỉ có thân súc sinh), có được thân người thì đủ duyên để xuất gia đi tu là khó, xuất gia đi tu rồi thì có duyên gặp Phật tại thế là càng khó”. Người được gặp Phật, nghe Phật thuyết pháp là phải có rất nhiều căn duyên lành, bởi xác suất xảy ra là vô cùng hãn hữu, giống như rùa mù nổi lên trúng một khúc gỗ trôi giữa đại dương vậy.

28 vị Phật toàn giác trong quá khứ:

Đức Thích Ca Mâu Ni giảng giải cho Đại đức Xá Lợi Phất rằng: tính từ cách đây 4 A-tăng-kỳ (*) ( và 100 ngàn đại kiếp trái đất đến nay, đã có 28 Đức Phật tổ đã ra đời giáo hóa chúng sinh. 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vị Phật thứ 28 mà chúng ta được biết đến nhiều nhất. Bồ Đề Đạo Tràng – Ấn Độ (Bodh Gaya – India) nơi Ngài đắc đạo sau 49 ngày tọa thiền dưới gốc cây Bồ đề – cũng là điểm du lịch tâm linh mà bất cứ Phật tử nào cũng muốn được ghé thăm ít nhất một lần.

Các vị Phật trong thế giới ta bà (sahalokadhātu) của chúng ta được nói đến trong hai tài liệu chính: Kinh Đại Bổn và Kinh Địa Tạng.

1. Các vị Phật quá khứ được nói đến có lẽ đầu tiên trong Kinh Đại Bổn (p: Mahā-padāna Sua) là 6 vị:
– Vipassī (s: vipaśyin, Hán: Tì Bà Thi),
– Sikhī (s: śikhin, Hán: Thí Khi),
– Vessabhū (s: viśvabhū, Hán: Tỳ Xá Phù),
– Kakusandha (s: krakucchanda, Hán: Câu Lưu Tôn),
– Konāgamana (s: konakamuni =kanakamuni = kanaka = konaka (-nāma) = konakasāhvaya = konagamuni, Hán: Câu Na Hàm Mâu Ni),
– Kassapa (s: Kaśyapa, Hán: Ca Diếp),
Rồi đến Phật hiện tại là Thích Câu Mâu Ni (p: sakkamuni, s: sakyamuni) và Phật tương lai sẽ là Di Lặc

2. Nhưng khi bộ Buddhavamsa (Phật Sử, Chánh Giác Tông) được viết vào thời vua A Dục (aśoka, 272 – 236 trước Tây lịch) thì từ đầu đến chương 26 nêu ra 24 vị Phật quá khứ từ Phật Nhiên Đăng (Dīpankara) tới Phật Ca Diếp (Kassapa) xuất hiện trước đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

3. Rồi trong chương 27 lại thêm 3 vị nữa xuất hiện trước Phật Nhiên Đăng là Tanhankara, Medhankara, và Saranankara. Như vậy tất cả là 27 vị Phật quá khứ xuất hiện trước Phật hiện tại Thích Ca Mâu Ni.
Tất cả 28 vị Phật nầy đã xuất hiện lần lượt trong các kiếp như sau:
– Kiếp tinh túy hương (kiếp trang nghiêm) (Sāramanda-kappa): Bốn vị Phật thứ 1, 2, 3, 4 là Tanhankara, Medhankara, Saranankara, và Dīpankara,
– Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 5 là Kondañña,
– Kiếp tinh túy hương (kiếp trang nghiêm) (Sāramanda-kappa): Bốn vị Phật thứ 6, 7, 8, 9 là Mangala, Sumana, Revata, Sobhita,
– Kiếp ân huệ (Vara-kappa): Ba vị Phật thứ 10, 11, 12 là Anomadassī, Paduma, Nārada,
– Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 13 là Padumuara,
– Kiếp tinh túy (Manda-kappa): Hai vị Phật thứ 14, 15 là Sumedha, Sujāta,
– Kiếp ân huệ (Vara-kappa): Ba vị Phật thứ 16, 17, 18 là Piyadassī, Ahadassī, Dhammadassī,
– Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 19 là Siddhaha,
– Kiếp tinh túy (Manda-kappa) : Hai vị Phật thứ 20, 21 là Tissa, Phussa,
– Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 22 là Vipassī,
– Kiếp tinh túy (Manda-kappa): Hai vị Phật thứ 23, 24 là Sikhī, Vessabhū,
– Kiếp hiền (Bhadda-kappa): Năm vị Phật thứ 25, 26, 27, 28, 29 mà bốn vị đã xuất hiện là Kakusandha, Konagamana, Kassapa, Gotama (Phật Thích Ca Mâu Ni là phật mà hiện nay nhân loại đang thờ cúng). Đức Phật thứ 29 là Metteyya (Chính là Phật Di Lặc) sẽ xuất hiện trong tương lai.




Không có kiếp trái đất nào có nhiều hơn 5 vị Phật cùng giáng sinh. Có những giai đoạn kéo dài cả 1 A-tăng-kỳ đại kiếp trái đất mà không có vị Phật nào ra đời. Khoảng cách ra đời giữa các vị Phật trong cùng 1 kiếp trái đất cũng phải kéo dài tới hàng triệu, hàng tỷ năm (do một kiếp Trái Đất kéo dài hàng tỷ, hàng chục tỷ năm). Như vậy, cơ hội để chúng sinh được nghe hoặc đọc Chánh Pháp do một vị Phật thuyết giảng là vô cùng nhỏ nhoi và vô cùng quý báu.

Giải thích:  A tăng kỳ hay A-tăng-kỳ (sa: असंख्येय, Asaṃkhyeya) là một tên gọi được dùng trong Phật giáo để chỉ con số 10140  hoặc cho số 10(a+2^b) đã được liệt kê trong Kinh Hoa Nghiêm, các giá trị a=5, b=103 nếu tính theo bản dịch của ngài Phật-đà-bạt-đà-la (Buddhabhadra), a=7, b=103 theo bản dịch của ngài Thật Xoa Nan Ðà (Shikshananda) và a=10, b=104 theo Thomas Cleary nhưng ông có sai sót trong tính toán.

A tăng kỳ là một từ tiếng Phạn xuất hiện thường xuyên trong các văn bản Phật giáo. Ví dụ, Thích Ca Mâu Ni Phật được cho là đã thực hành ba a tăng kỳ kiếp trước khi trở thành một vị Phật. A tăng kỳ có nghĩa là ‘không thể đếm được’.
Trong tiếng Phạn, từ “asaṃkhyeya” nghĩa đen là “vô số” trong ngữ nghĩa của “vô hạn”.

Nguồn: Nguyễn Thái Hà – Đoàn Trung Còn (Phật học đại thừa) – Admin City Tour Sưu tầm

Bài viết sau sẽ là hình tượng Phật Di Lặc, vị Phật chưa xuất hiện trong kiếp trái đất này, bạn đọc theo dõi tại trang www.citytourdanang.com




Đọc thêm các tài liệu hay tại city tour đà nẵng:

1  Tham gia Group Tài liệu thuyết minh du lịch
2  Đăng ký kênh Youtube thuyết minh dành cho hướng dẫn viên
3  Ý nghĩa và biểu tượng cổng Tam Quan
4  Lịch sử hình thành 3 ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng
5  Lịch sử chùa Tam Thai tại Ngũ Hành Sơn
6  Tài liệu Thuyết minh về tháp Xá Lợi
7  7 sự hiểu lầm về đạo Phật ở Việt Nam
8  Ý nghĩa số 7 trong đạo Phật (nằm giữa bài viết)
9  Bài thuyết minh về đại nội Huế
10  Download nhiều ebook lịch sử 
11   Lược sử về cuộc đời Phật Thích Ca.

Cảm ơn bằng cách click đánh giá bài viết:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ