Tài liệu thuyết minh về Lăng Cô ở Huế

**********************
– Lăng Cô là một địa danh nổi tiếng mà hầu hết các bạn hướng dẫn viên tuyến hành trình di sản miền Trung hay đi qua, nhưng tài liệu về địa danh này không nhiều, Hôm nay City Tour Đà Nẵng xin chia sẽ cho bạn đọc tài liệu tham khảo về địa danh Lăng Cô được City Tour viết lại từ nhiều nguồn khác nhau, mời bạn đọc theo dõi dưới đây: 



Vịnh Lăng Cô, chụp từ đoạn chân đèo Hải Vân

– Nằm lọt thỏm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một đầu là đèo Hải Vân, đầu kia là đèo Phú Gia, Lăng Cô nằm giáp ranh giữa Huế và Đà Nẵng là một thị trấn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cách Huế khoảng 60 km về phía nam. Bên cạnh vịnh Lăng cô, còn có vùng đầm Lập An (hay còn được gọi là Vụng An Cư) rộng lớn diện tích khoảng 800 ha đầy huyền bí mê hoặc và nổi tiếng với đặc sản hàu sữa (Thông tin về hàu sữa Lăng Cô ở cuối bài). 
 
– Lăng Cô có vị trí rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về phía Nam); có cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông – Tây theo Quốc lộ 1A và đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan và Myanmar. Lăng Cô kết nối với Vườn Quốc gia Bạch Mã – một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại của dãy Trường Sơn hùng vĩ; ; Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô là trọng điểm kinh tế của tỉnh Thừa Thiên – Huế đang được hình thành và phát huy vai trò động lực trong tương lai…
 
– Lăng Cô sở hữu dãy cồn cát tuyệt đẹp. Đến Lăng Cô vào mùa nào cũng sẽ có những điều hấp dẫn riêng. Mùa hè, Lăng Cô là thiên đường tránh nắng, bầu không khí dịu mát nhờ biển xua tan cái nắng rát dễ chịu vô cùng. Trong lúc cả dải miền Trung đang chịu trận bởi “chảo lửa” bỏng rát thì khí hậu Lăng Cô ôn hòa ở mức 25-26 độ. Vào những ngày cuối thu, Lăng Cô đắm chìm trong làn sương mờ ảo, khiến du khách choáng ngợp, tưởng chừng không dám thở mạnh, cứ ngỡ chỉ một hơi thở sẽ làm tan biến mất làn sương mỏng manh như khói đang bao phủ. 
– Ở xứ Huế có những tên mà ý nghĩa và nguồn gốc xuất xứ của chúng vẫn còn là sự ám ảnh kiếm tìm giải thích, chắc chắn chúng phải có nghĩa cụ thể nào đó. Người xưa không bao giờ đặt tên một vùng đất mà chẳng có nghĩa gì cả. Cái tên Lăng cô cũng vậy!




 
– Trước đây, Lăng Cô có tên là An Cư, bao gồm cả một cụm thị trấn Lăng Cô như bây giờ, khi người Pháp đến chọn làm chỗ nghỉ dưỡng đã viết An Cư thành “L’ Anco” – đọc chệch thành Lăng Cô. Ngoài cái tên An Cư thì Lăng Cô lúc ấy còn có một cái tên khác là Làng cò. Người ta cũng nói rằng xưa kia Lăng Cô là một làng chài phủ có nhiều cò trắng bay về tụ hội sinh sống, khi chiều về cò đậu trắng cả những bãi đất trống, Khi người Pháp ghi địa danh lên bản đồ, đã ghi tiếng Việt là “Làng Cò” nhưng không bỏ dấu, thành ra là “Lang Co”, lại đọc lên với giọng cứng ngắt, nghe như “Lang Cô”, từ đó phát sinh tên Lăng Cô với giọng nặng người Thừa Thiên.
 
– Còn một cách giải thích thứ 3 về tên Lăng Cô nữa đó là một lần, đọc một bài viết của một thầy giáo quê tại Lăng cô, tôi lại biết được một điều thú vị khác liên quan đến tuyến đường sắt vào đầu thế kỷ 20. Theo đó, thì cái tên Lăng Cô xuất phát từ vị chủ nhân của Ga An Cư lúc bấy giờ. Thời ấy tuyến đường sắt mới mở, phương tiện đi lại rất khó khăn, vài ngày mới có một chuyến tàu từ Huế vào Đà Nẵng. Lúc ấy trưởng Ga là người có uy tín rất lớn đối với người dân quanh vùng, vì vậy người dân rất mong chờ những chuyến tàu để đi cho sớm, mà muốn sớm thì cần tới sự giúp đỡ của Sếp Ga, nên người dân tôn trọng gọi là “Thầy” còn vợ thầy thì gọi là “Cô”. Sếp Ga có một người vợ rất dễ thương đang mang thai đến thời kỳ sinh nở, gặp phải một ca sinh khó so với y học thời bấy giờ nên cả hai mẹ con đều chết. Sự kiện ấy đã làm người dân An Cư ai cũng thương tiết chia buồn cùng “Thầy” và đưa linh cửu vợ thầy chôn trước mặt Ga An Cư. Từ lúc ấy người dân dần dần chuyển tên ga An Cư thành Ga “lăng Cô” từ bao giờ (trước mặt là Lăng của Cô), người này truyền miệng người kia, dần dần mọi khách đi tàu dường như đã quên cái tên An Cư mà chỉ nhớ đến 2 từ Lăng Cô. Theo tác giả thì hiện nay ở Lăng Cô vẫn đang còn lăng của vợ xếp ga ngày xưa, cách đây 20 năm vẫn có thân nhân đến thăm. Thực hư chuyện này thế nào cũng chưa ai khẳng định được.
 
– Tương truyền vua Khải Định là người đầu tiên đã phát hiện ra địa danh du lịch nghỉ mát nổi tiếng này. Ông lên ngôi vào tháng 5/1916, trong năm đầu lên ngôi (mùa hè 1916), nhà vua mở một cuộc du lãm các thắng cảnh ở những huyện từ Huế đến đèo Hải Vân và đã phát hiện ra địa điểm du lịch nghỉ mát ở bãi biển Lăng Cô. Địa điểm này nằm cách Huế 66,5 km về phía nam và cách Đà Nẵng 40,5 km về phía bắc tính bằng đường bộ. Chính tại nơi đây, nhà vua đã nhận ra và đánh giá cao các cảnh đẹp tự nhiên ở bốn bề chung quanh: phía bắc là cửa biển Cảnh Dương (ở mũi Chân Mây), phía nam là Hải Vân Quan (ở núi Hải Vân), phía tây bắc là núi Phú Gia chập chồng, mờ ảo trong mây khói (ở bên kia đầm An Cư), và phía đông là sóng nước đại dương mênh mông, trong lành, mát mẻ. Chính tại điểm ngắm đó bên bờ biển, nhà vua đã thưởng thức, hưởng thụ được những ngày nghỉ thú vị và cảm thấy hưng phấn từ thể xác đến tinh thần và đã thốt lên “Quả là chốn bồng lai tiên cảnh!”. Sau khi trở lại Hoàng cung Huế, vua Khải Định liền ban lệnh cho Bộ Công đưa vật liệu về Lăng Cô xây dựng một “hành cung” (Những cung điện đình tạ được xây dựng ở bên ngoài hoàng Thành để vua và hoàng gia đến nghỉ ngơi, tiêu khiển.) để nhà vua nghỉ mát vào mùa hè, và thỉnh thoảng còn rước hai bà mẹ của vua, là bà Thánh Cung (mẹ đích) và bà Tiên Cung (mẹ ruột), về đây hóng mát và ngắm cảnh. Nhà vua đã đặt tên cho hành cung này là “Tịnh Viêm” (nghĩa đen: làm dịu sự nóng nực). Chính tại nơi đây, vua Khải Định đã viết bài văn Hành cung Tịnh Viêm được khắc vào bia đá, dựng ở Lăng Cô để kỷ niệm, nay vẫn còn nguyên tại chỗ.




 
Nay xin phiên âm và dịch nghĩa bài văn ấy như sau:
Phiên âm:
“Khải Định ngự chế Tịnh Viêm Hành Cung bi minh.
“Trẫm tức chính chi sơ niên hạ lục nguyệt, tuần tỉnh quan phong, loan dư nam chỉ, sở kinh sơn xuyên, mĩ bất chu lãm, thích phùng thử địa.
“Địa tùng Phú lĩnh, sa dư hoành thôi, thuỷ tiếp hải dương, giang đà hoàn nhiễu. Trùng loan lăng tiêu bảo kỳ hậu, cự hác vô tế lâm kỳ tiền. giáp Vân quan, bắc liên Dương khẩu. U thôn tịch ổ, xứ xứ bích thọ hồng hà, phù chử hạc đinh, vãng vãng tiều thanh ngự trạo. Quan hồ sơn, tắc kỳ vân xuất tụ, như bồng vũ chư tiên, thủ ư thuỷ, tắc thanh phong kích đào, như hải triều vạn mã. Ư thị, đình dữ tứ cố, tra mục ngu quan, nhi khí giai, nhi phong hoà, nhi cảnh hi, nhi vật tú. Chung mâu lương cửu, bất giác mãn thân sinh lương, viêm kháng đô tịnh, đào nhiên xúc cảnh nhi hứng hoài.
“Hồi loan chi nhật, tức sắc Công Bộ để xứ tương lập dinh kiến hành cung, mạng danh viết Tịnh Viêm Hành Cung, vi thạnh hạ thừa lương chi sở, dĩ thời phụng Lưỡng Cung ngự lâm tị thử, tịnh phụng quan kỳ lãm thắng, hạnh phụng gia ngu. Tắc phi duy Trẫm thừa hoan thanh chức chi nhất trợ, nhi thả thừa lương thắng trí diệc nghi lưu ký. Ư dĩ lặc thạch vi minh.




“Khải Định tứ niên nhị nguyệt nhị thập tứ nhật”.
 
– Tạm dịch như sau:
”Vào tháng sáu mùa hè năm đầu Trẫm mới lên ngôi (1916), nhân dịp đi tuần du trong tỉnh để xem xét phong tục, xe loan hướng về phía Nam, vượt qua sông núi, không đâu không nhìn ngắm kỹ, bỗng gặp được chốn này.
Ở đây, đất liền núi Phú (núi Phú Gia bây giờ), bãi cát giăng ngang, nước tiếp đại dương, sông chảy quanh quất. Núi non cao ngất ôm phía sau, đầm nước trải dài về phía trước. Phía Nam giáp với Hải Vân quan, phía Bắc liền với cửa biển Cảnh Dương. Thôn yên đảo vắng, nơi nơi cây biếc ráng hồng, bãi hạc đầm cò, thỉnh thoảng vọng tiếng tiều phu và nhịp chèo ngư phủ. Trông về núi thì thấy những cụm mây kỳ ảo bay lên từ hang hốc như các tiên nữ đang múa ở non bồng, nhìn xuống nước thì gió trong xua sóng chạy, như muôn ngựa cùng chầu về trên biển. Bấy giờ mới dừng xe loan trông ra bốn phía, nhìn rõ càng vui mắt, thấy nào là khí lành, nào là gió dịu, nào là cảnh vui, nào là vật đẹp. Đắm nhìn một hồi lâu, bất giác cả người mát rượi, sự nóng nực tan biến, lòng thấy hớn hở hẳn ra, và xúc cảnh sinh tình.
Đến ngày quay xe trở về, liền ban sắc bảo Bộ Công đến đó xây dựng hành cung, đặt tên là hành cung Tịnh Viêm, để làm nơi nghỉ mát giữa mùa hè và thỉnh thoảng rước hai Hoàng Thái hậu về tránh nóng và ngắm cảnh. Khi đến đó, các ngài cũng cảm thấy hài lòng.
Vậy thì đây không phải chỉ là nơi giúp riêng một mình Trẫm vui thú lúc rảnh rang, mà còn cần phải ghi chép để lưu lại về sau một nơi nghỉ mát và một thắng cảnh. Vì thế cho nên làm bài văn này để khắc vào bia đá.
Ngày 24 tháng 2 năm Khải Định thứ 4”. (nguồn: Phan Thuận An – TCSH số 157 – 03 – 2002)
 
– Lúc sinh thời, vua Khải Định đã du lịch đến rất nhiều nơi trong và cả ngoài nước, trong đó có 3 Di sản Văn hoá và Thế giới của Việt Nam là Huế, Hội An và vịnh Hạ Long. Và, nếu mãi đến năm 1932, ông Girard (Kỹ sư trưởng người Pháp thuộc sở Công chánh Trung kỳ đóng tại Huế) mới phát hiện ra khu du lịch nghỉ mát Bạch Mã, thì trước đó 16 năm, vào năm 1916, vua Khải Định đã phát hiện ra khu du lịch nghỉ mát Lăng Cô.




 
– Ngày 16 tháng 5 năm 2009, tại Hội nghị quốc tế các vịnh đẹp nhất thế giới tổ chức tại TP Sétubal (Bồ Đào Nha), vịnh Lăng Cô đã chính thức được kết nạp vào CLB Các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays Club), là một trong 30 vịnh đẹp nhất trên thế giới. 
 
– Ông Cái Vĩnh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, người dẫn đầu đoàn Việt Nam “đi Tây” để bảo vệ đề án xin gia nhập câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) từ năm 2006 cho biết: “Worldbays đánh giá rất cao vịnh Lăng Cô với các tiêu chí: Cảnh quan đẹp và hệ sinh thái độc đáo, đặc biệt là những rặng san hô ở bán đảo Sơn Trà. Ý thức cộng đồng của người dân rất tốt. Và Chính phủ Việt Nam có một định hướng rõ ràng về phát triển kinh tế, cũng như những cam kết để bảo vệ vịnh này”.

Thông tin tham khảo liên quan : 

Địa lý Lăng Cô:

– Dân số: 12.177 người (năm 2015)
– Tổng diện tích: 103,99 km2
– Vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp biển Đông.
+ Phía Tây giáp xã Lộc Tiến.
+ Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng.
+ Phía Bắc giáp xã Lộc Vĩnh và biển Đông.
 
Ngành nghề chính: Lăng Cô vốn là một làng chài do vậy dân cư đầm phá này sinh sống chủ yếu bằng nghề bắt cá, nuôi trồng hải sản và dịch vụ du lịch. Với đặc thù đầm phá giữa nước lợ và nước mặn dễ nuôi các loài hải sản như tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, tôm he, tôm vằn, tôm đất, cua, sò huyết, hàu… Đặc biệt hàu ở Lăng Cô có vị ngọt mặn đậm đà xen chút vị beo béo rất riêng. Hàu như một sản vật mà thiên nhiên hào phóng ban tặng cho làng chài ven vịnh Lăng Cô từ bao đời. Du khách từ phương xa đến đây được thưởng thức thịt heo luộc chấm các loại mắm tôm chua, mắm sò huyết, kèm theo rau thơm đủ loại “thơm ngon đến miếng cuối cùng”. Những du khách sành ăn nhất cũng phải đồng ý ăn hải sản ở Lăng Cô thì “đúng điệu” phải biết.
 
– Thông tin về Hàu sữa: Hàu hay còn gọi là hào, hầu có họ hàng với loài sò, nghêu nhỏ. Hàu biển còn được mệnh danh là “thực phẩm của tình yêu” dành cho phái mạnh do là loài động vật giàu kẽm nhất. Hàu ở Lăng Cô có vị ngọt măn mặn đậm đà xen chút vị beo béo khác lạ. Hàu như một sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho làng chài ven vịnh Lăng Cô từ bao đời nay.. Hàu ở Lăng Cô được người dân chài nơi đây tự hào là “hàu ngon nhất nước”. Hàu ở đây ngon hơn hàu tại Nha Trang nhiều bởi do nước có độ mặn nhiều hơn.
Hàu hoàn toàn sinh sản tự nhiên, người dân chỉ việc thả lốp cũ cắt đôi, buộc chặt vào một cây cọ nhỏ cắm xuống đầm là hàu tự thu giống và phát triển. Người dân cũng tự phân định từng khu vực nuôi hàu, khi thu hoạch, cứ theo mốc đã cắm để nhấc cọc và dùng thuyền chuyển từ đầm vào bờ.
Mùa hàu bắt đầu vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch và kéo dài trong hai tháng. Thường thì thời gian thả lốp vào khoảng 20-3 âm lịch và bắt đầu thu hoạch từ tháng 12. Trong chín tháng “lộc trời” sẽ tự ken đặc và sinh sôi nảy nở trên lốp.  Hàu tách vỏ được bán với giá 70.000 đồng một kg, nếu chưa tách vỏ, giá chỉ 20.000 đồng một kg. Chỉ bằng cách thu hoạch hầu có trong tự nhiên, bình quân mỗi ngày người dân thu về 600.000 – 700.000 đồng và mỗi nhà cũng “ẵm” hàng chục triệu đồng một vụ. Sau mỗi lần thu hoạch, người dân lại tiếp tục phơi khô lốp để chuẩn bị vụ mới. Những chiếc lốp hàu còn bám vỏ được trải ra đường để nhờ ôtô đi qua cán lên giúp làm bong vỏ hàu nhanh chóng. 

Những chuyến “Du lịch” của Vua Khải Định: Ngay từ khi còn là một hoàng tử, vào năm 1909, ở tuổi 25, ông đã mở một chuyến đi du lịch trong Nam Bộ. Tại đây, ông đã đi tham quan Sài Gòn, Chợ Lớn, Thủ Đức, Biên Hoà…
Ông lên ngôi vào tháng 5 – 1916. Sau đó hai tháng, tháng 7 – 1916, nhà vua liền mở một cuộc du lãm các thắng cảnh ở những huyện từ Huế đến đèo Hải Vân.
Qua tháng 9 – 1916, nhà vua “ngự giá” đi thăm tỉnh Quảng. Trong dịp này, vua đi tham quan Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, mỏ vàng Bồng Miêu v.v…
Sau đó gần hai năm, vào tháng 4 và 5 – 1918, nhà vua mở một cuộc tuần du dài ngày hơn ở các tỉnh thành phía bắc kinh đô Huế. Vua đi tham quan một số cơ sở sản xuất, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở Quảng Trị, Đồng Hới, Lũy Thầy (Quảng Bình), Đèo Ngang, Hà Tĩnh (đến biên giới Lào), Vinh (Nghệ An), bái yết lăng miếu tổ tiên nhà Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại Trang, thăm Phố Cát (Thanh Hoá), Văn Miếu, Trường Viễn Đông Bác Cổ, Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, hang động Kỳ Lừa, Nhị Thanh, Tam Thanh, Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hải Dương, Hải Phòng, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long…




Hai năm sau, vào tháng 8 -1920, nhà vua lại “ngự giá” vào Đà Nẵng để xem các chiến hạm của Pháp đang đậu tại đó.
Vào năm 1922, nhân cuộc “Đấu xảo Thuộc địa” (Exposition Coloniale) được tổ chức tại Marseille, trong đó có sự tham gia của Việt Nam, và nhận lời mời của Khâm sứ Trung kỳ Pierre Pasquier, vua Khải Định đã đáp tàu thuỷ qua Pháp, đi thăm thú ở nhiều nơi, kể cả việc đến xem 52 di vật có giá trị lịch sử rất cao liên quan tới thời Gia Long tại Hội Địa lý (La Société de Géographie) ở Paris. Chuyến du hành qua Tây đã kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 năm ấy.)

Nguồn: Phan Thuận An (Nhà NCLS) – Nguyễn Văn Liêm (Huế Thương)- Quốc Việt (TTXVN) – UBND thị trấn Lăng Cô – Cổng TTĐT Thừa Thiên Huế – www.citytourdanang.com

Với tài liệu tham khảo này, City Tour Đà Nẵng hy vọng các bạn hướng dẫn viên sẽ lưu lại cho mình những kiến thức nền tảng tốt nhất để hành nghề, giúp du khách hiểu hơn văn hóa lịch sử quê hương mình. Thân mến!

Đọc thêm các tài liệu khác tại city tour đà nẵng:

1  Tham gia Group Tài liệu thuyết minh du lịch
2  Tài liệu thuyết minh về văn hóa người Champa tại Việt Nam
3  Ý nghĩa và biểu tượng cổng Tam Quan
4  Lịch sử hình thành 3 ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng
5  Lịch sử chùa Tam Thai tại Ngũ Hành Sơn
6  Tài liệu Thuyết minh về tháp Xá Lợi
7  7 sự hiểu lầm về đạo Phật ở Việt Nam
8  Ý nghĩa số 7 trong đạo Phật (nằm giữa bài viết)
9  Bài thuyết minh về đại nội Huế
10  Download nhiều ebook lịch sử 
11   Lược sử về cuộc đời Phật Thích Ca.
12  Tam Thế Phật là ai và có ý nghĩa gì?
13   Những địa danh vùng miền bị thay đổi và sai lệch
14  Lịch sử thú vị của ngày lễ tình nhân
15  Tài liệu lịch sử về đảo Cù Lao Chàm
16   Tài liệu thuyết minh về sông Bến Hải – cầu Hiền Lương ở Quảng Trị
17  Tín ngưỡng thờ môn thần (thần giữ cửa) ở Hội An
18  Lịch sử về Rừng Dừa Bảy Mẫu tại Hội An
19  Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng
20  Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn
21  Chuyện phòng the của vua Nguyễn
22  Ý nghĩa của việc chắp tay trong đạo Phật
23  Thuyết minh về Bắc Đế Trấn Vũ tại Chùa Cầu Hội An
24  Lược sử đạo Thiên Chúa Giáo
25   Tour phố cổ Hội An 1 ngày: 440.000 vnd/1 khách
26  Tài liệu lịch sử Chùa Cầu ở Hội An
27  Tài liệu thuyết minh lịch sử Phu Văn Lâu ở Huế
28  Ý nghĩa niên hiệu của các vị vua triều Nguyễn
29  Lịch sử cuộc đời 13 vị vua triều Nguyễn
30  Lịch sử nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng
31   Tài liệu về phong thủy kinh thành Huế
32  Tài liệu về phong thủy đặc biệt của Đà Nẵng
33   Những ngày cuối đời của vua Bảo Đại
34  Đông cung Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long
35   Việc gả chồng cho các công chúa triều Nguyễn
36   Tài liệu về vụ án “huynh đệ tương tàn” giữa vua Tự Đức với anh ruột Hồng Bảo.
37  Bí ẩn cuộc đời thân phận cung nữ trong Kinh Thành Huế

Cảm ơn City Tour bằng cách click vào ngôi sao để đánh giá bài viết:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ