Nguồn gốc, ý nghĩa tháng Cô hồn và sự tích lễ Vu Lan.

Xin gửi tới anh chị em hướng dẫn viên một bài viết được khá nhiều sự quan tâm tìm hiểu. Bài viết được admin City Tour Đà Nẵng tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, bài viết có tính chất tham khảo hy vọng sẽ mang lại những thông tin cần thiết nhất cho anh chị em.

Trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn là lễ Vu Lan và cúng Cô hồn. Hai lễ này về cơ bản hoàn toàn khác nhau. Đây là dịp lễ quan trọng, là thời điểm các gia đình thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh; báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội.

1. Nguồn gốc tháng cô hồn:

Từ xa xưa, người Việt quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Tích ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. (Ảnh: Phật học đời sống).

Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ đói được trở lại trần gian rồi ra tứ phương, đến sau 12h đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Do đó, vào tháng 7 Âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Vnexpress dẫn lại chia sẻ của Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa Giác Ngộ (Q.10, TPHCM) về nguồn gốc tục cúng cô hồn và lễ Vu Lan tháng 7 âm lịch. Theo đó, tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các phật tử tại Trung Quốc gọi lễ cúng này là “Phóng diệm khẩu” có nghĩa là tục cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa .

Tuy nhiên dân gian thì hiểu rộng ra và nói lái đi thành “cúng cô hồn” tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái . Tục cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Đà (thường gọi tắt là An Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni”. A Nam đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ.

Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu với ý nghĩa là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác nhau như tha tội cho tất cả những người chết hoặc cúng cho những vong hồn vật vờ. Tại Trung Quốc, việc cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày 14/7 âm lịch còn tại Việt Nam thời gian này kéo dài nguyên một tháng.

Mặc khác, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

2. Sự tích Lễ Vu Lan:

Trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn là Vu Lan và cúng Cô hồn. Hai lễ này về cơ bản hoàn toàn khác nhau. Lễ Vu Lan gắn với tích Mục Kiều Liên. Trong các đệ tử của đức Phật thời đó, ngài Mục Kiền Liên được liệt vào hạng thần thông đệ nhất và có nhiều phép thuật nhất với khả năng nhìn soi các cõi.

Tháng Bảy được gọi là mùa Vu Lan.(Ảnh: Báo đất việt)

Vì tưởng nhớ mẹ mình, nên một ngày nọ, Mục Kiều Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Vì thương mẹ nên ông đã dùng phép thuật để xuống địa ngục, mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Vì còn tính “tham sân si” nên khi đưa bát lên miệng, nhưng ác nghiệt làm sao, những hạt cơm cứ gần tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành lửa.

Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiều Liên đã câu xin Đức Phật giúp mẹ mình. Không có cách nào khác, Mục Kiền Liên trở về hỏi Đức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó! Bởi tháng Bảy âm cũng là thời điểm chư tăng vừa hoàn thành an cư tụ tập nên đạo hạnh của họ thời điểm này rất mạnh”.

Mục Kiền Liên đã làm theo hai điều Phật dạy. Thứ nhất, đem của cải gia đình của ông đi cúng cho các vị chư tăng. Thứ hai, nhờ oai lực của mười phương chư tăng lập đàn cầu siêu tế độ cho mẹ thì bà mới siêu thoát địa ngục được. Sau khi hoàn thành đúng hai điều như vậy, nhờ oai lực chư tăng lập đàn thì mẹ ngài Mục Kiền Liên mới thoát khỏi địa ngục và siêu thăng lên trời. Đặc biệt ở chỗ không chỉ linh hồn mẹ ông được siêu thoát mà ngay cả các vong hồn lân cận trong hỏa ngục cũng được hưởng lây.

Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối. Mục Kiều Liên đã làm theo lời Phật dạy, không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả các vong hồn bị giam cầm ở âm cung.

Do đó, ngoài ý nghĩa “mùa hiếu hạnh”, tháng bảy âm lịch còn gọi là tháng “xá tội vong nhân” tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, những người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng bố thí cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình.

3. Ý nghĩa của tháng cô hồn và lễ Vu Lan:

Theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho các vong hồn. Hàng năm, tùy theo từng vùng miền, người Việt sẽ làm lễ cúng cô hồn. Tục cúng cô hồn ở Việt Nam không ấn định ngày cụ thể mà tùy thuộc vào từng gia đình. Theo quan niệm xưa, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quậy phá, còn vì muốn làm phúc, giúp đỡ cô hồn đỡ tủi phận. Điều này mang ý nghĩa nhân văn cao trong văn hóa người Việt.

.Mặc dù nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.

*Bài viết mang tính chất tham khảo

Admin City Tour Đà Nẵng tổng hợp từ nhiều nguồn: Báo Giao Thông, Vietnammoi, Tin nhanh online, Vnexpress.

Đọc thêm các tài liệu khác tại city tour đà nẵng:

1  Tham gia Group Tài liệu thuyết minh du lịch
2  Tài liệu thuyết minh về văn hóa người Champa tại Việt Nam
3  Ý nghĩa và biểu tượng cổng Tam Quan
4  Lịch sử hình thành 3 ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng
5  Lịch sử chùa Tam Thai tại Ngũ Hành Sơn
6  Tài liệu Thuyết minh về tháp Xá Lợi
7  7 sự hiểu lầm về đạo Phật ở Việt Nam
8  Ý nghĩa số 7 trong đạo Phật (nằm giữa bài viết)
9  Bài thuyết minh về đại nội Huế
10  Download nhiều ebook lịch sử 
11   Lược sử về cuộc đời Phật Thích Ca.
12  Tam Thế Phật là ai và có ý nghĩa gì?
13   Những địa danh vùng miền bị thay đổi và sai lệch
14  Lịch sử thú vị của ngày lễ tình nhân
15  Tài liệu lịch sử về đảo Cù Lao Chàm
16   Tài liệu thuyết minh về sông Bến Hải – cầu Hiền Lương ở Quảng Trị
17  Tín ngưỡng thờ môn thần (thần giữ cửa) ở Hội An
18  Lịch sử về Rừng Dừa Bảy Mẫu tại Hội An
19  Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng
20  Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn
21  Chuyện phòng the của vua Nguyễn
22  Ý nghĩa của việc chắp tay trong đạo Phật
23  Thuyết minh về Bắc Đế Trấn Vũ tại Chùa Cầu Hội An
24  Lược sử đạo Thiên Chúa Giáo
25   Tour phố cổ Hội An 1 ngày: 440.000 vnd/1 khách
26  Tài liệu lịch sử Chùa Cầu ở Hội An
27  Tài liệu thuyết minh lịch sử Phu Văn Lâu ở Huế
28  Ý nghĩa niên hiệu của các vị vua triều Nguyễn
29  Lịch sử cuộc đời 13 vị vua triều Nguyễn
30  Lịch sử nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng
31   Tài liệu về phong thủy kinh thành Huế
32  Tài liệu về phong thủy đặc biệt của Đà Nẵng
33   Những ngày cuối đời của vua Bảo Đại
34  Đông cung Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long
35   Việc gả chồng cho các công chúa triều Nguyễn
36   Tài liệu về vụ án “huynh đệ tương tàn” giữa vua Tự Đức với anh ruột Hồng Bảo.
37  Bí ẩn cuộc đời thân phận cung nữ trong Kinh Thành Huế
38  Tài liệu thuyết minh về Lăng Cô ở Huế
39   Tài liệu thuyết minh động Âm Phủ tại Ngũ Hành Sơn
40  Còn rất nhiều tài liệu, xem tại ĐÂY:

Cảm ơn City Tour bằng cách click vào ngôi sao để đánh giá bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ

Thời gian:

Phương tiện:

Giá: Liên hệ