Bài thuyết minh tại động Âm Phủ ở Ngũ Hành Sơn bản đầy đủ và chi tiết.
City Tour Đà Nẵng xin chia sẽ đến bạn đọc tài liệu thuyết minh về động Âm Phủ ở núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, đây là bài thuyết minh được sự đóng góp của anh Nguyễn Hữu Công đã gửi đến Admin, anh là hướng dẫn viên tại điểm ở Ngũ Hành Sơn đúc kết từ kinh nghiệm dẫn khách tại đây gần 10 năm. Hy vọng với tài liệu độc nhất này các bạn sẽ có nhiều kiến thức và tự tin hơn khi dẫn khách hay tự mình khám phá một hang động nổi tiếng tại Ngũ Hành Sơn này. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm các tài liệu liên quan chi tiết về 3 chùa Linh Ứng, chùa Tam Thai, Tháp Xá Lợi ở Ngũ Hành Sơn ở phần bài viết liên quan cuối bài.
Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái
Bát Quái biến hóa ra vô cùng
Từ Không thành Có
Từ Có sanh Âm Dương
Âm Dương sanh Bốn Hướng
Bốn Hướng Sanh Tám Phương
Tám Phương biến hóa vô tận
Tên gọi động Âm Phủ gắn liền với triết lý nhà Phật: có dương gian, phải có âm phủ, có Niết bàn ắt có Địa ngục, có ngày phải có đêm, có sinh phải có tử…đó cũng là quy luật chuyển hóa của thuyết Âm dương Ngũ Hành.
Tên gọi Âm phủ đã đi vào tiềm thức mọi người, ở đó con người sẽ tưởng tượng là nơi đày ải ngục tù của kẻ gây nên nhiều tội ác, là thế giới ma vương cai quản và trừng phạt các tội đồ. Vì thế tên gọi Âm phủ là nỗi ám ảnh thường trực đối với con người ở thế gian, cảnh tỉnh con người luôn hướng đến điều lành, tránh điều dữ, biết ăn ngay, nói thật, biết sám hối, ăn năn, làm nhiều việc thiện để hằng mong khi chết đi khỏi bị đày xuống Âm phủ.
Âm Phủ là thế giới của người chết. Theo quan niệm luân hồi của Phật giáo, chết không phải là hết mà là sự chuyển tiếp để đầu thai về cảnh giới khác. Có sáu cảnh giới gọi là Lục Đạo Tam Đồ: Thiên – Nhân – Atula – Địa Ngục – Ngọa Quỷ – Súc Sinh. Người có nhiều tích thiện sẽ được siêu thoát, kẻ gây nên tội ác sẽ bị đọa đày. Thiện và ác đến đây sẽ được phân minh, số kiếp con người cứ theo vòng luân chuyển, biến thiên vô tận
Đến với Động Âm Phủ của Ngũ Hành Sơn, ta thường nghe nói đi xuống Âm Phủ. Nhưng với Ngũ Hành Sơn chúng ta lại đi lên. Khi đi lên hơn 20 bậc cấp du khách sẽ đi qua ông THIỆN và ông ÁC đứng 2 bên, đại biểu cho 2 mặt trong đời sống một con người, có nhiệm vụ như thần Hộ Pháp canh giữ cửa động nghiêm ngặt ngày đêm. Khi ấy tất cả người phía dưới khi nhìn lên trên chúng ta đang đứng thì chỉ thấy phần bên trên của khách.. giống y như những linh hồn họ ko có phần dưới, từ đây chúng ta sẽ bắt đầu chuyến đi thăm quan Động Âm Phủ
Theo luật Âm ty, con người khi chết, bị đày xuống Âm phủ phải qua chiếc cầu ÂM DƯƠNG định mệnh. Sông NẠI HÀ có dòng nước đen ngòm, có nhiều thuồng luồng, các sấu, rắn độc và thú dữ. Dòng sông chia làm hai phần: bên sinh – bên tử. Nếu tại thế gian ai làm việc thiện thì khi chết linh hồn người đó sẽ được Long Thần Hộ Pháp đưa qua cầu nhẹ nhàng, thanh thản, nếu ngược lại, ai làm việc ác, sẽ bị chó dữ rượt đuổi, xô đẩy xuống sông làm mồi cho các loài thú dữ. Vì chuyển tải quá nhiều nghiệp chướng nên chiếc cầu ÂM DƯƠNG thay vì vồng lên hoặc ngang bằng như những chiếc cầu trên trần thế thì lại võng xuống một cách cam chịu, nặng nề. Nhìn kỷ trên mặt cầu ta sẽ thấy những mạng lưới quay tròn cùng chạy về một tâm điểm, phải chăng đây là mạng lưới trời, tuy thưa mà khó lọt. 12 thân trụ trên thành cầu là 12 con giáp, biểu trưng cho 12 căn số. Và trong mỗi căn số đó, ai cũng một lần đi qua dòng sông này !.
Qua khỏi cầu ÂM DƯƠNG, trên các bậc tam cấp là 2 ngọn nến trắng, cao hơn 2 m gọi là Đèn Cầu Hồn. Theo quan niệm phương Đông, những ngọn nến trắng thắp lên khi có người chết, ánh sáng sẽ đưa người về cõi u minh vĩnh hằng một cách nhẹ nhàng, thanh thản.
Sau khi qua đèn Cầu Hồn, chúng ta sẽ gặp Tã Ty và Hữu Ty.. 2 vị cai quản sổ sinh tử, ai có tên trong sổ Sinh tử mới được vào trình diện phán Quan, ai ko có tên trong sổ Sinh tử mà chết sẽ bị đẩy ra ngoài lại làm những oan hồn vất vưỡng ngoài trần gian.. do chưa tới thọ mạng của mình nên người ta gọi là chết oan. ( chúng ta có tháng 7 là tháng dành cho những oan hồn này )
Tiếp tục đi vào trong ta sẽ thấy 1 Tấm bia rất lớn ghi 3 chữ Anh Linh Đài.. đây là tấm bia lớn nhất ở NHS dựng nên để ghi nhớ những anh hung Liệt sỹ đã chiến đấu hy sinh tại Năm ngọn núi nói chung và tại Động Âm Phủ nói riêng…. Bên tay phải của Anh Linh Đài là Suối Giải Oan.. suối có hình trái tim.. chữ Tâm.. có 2 dòng thách bên phải là dòng thác sinh chảy nước liên tục.. bên trái là dòng thác tử ko chảy nước.. người ta còn nói đây chính là nơi những người chết có oan ức gì có thể báo mộng cho người Sống.. Nhưng Thực Chất trong Truyền Thuyết về Hang Âm Phủ Suối Giải Oan ko có thật.. đây chỉ là một sản phẩm tưỡng tượng của con người chúng ta… sát bên suối giải oan trên vách đá là bia tưởng Niệm của 5 Dũng Sĩ Ngũ Hành cùng với trận đánh 1968 ( Trận đánh này xem ở mục Xem Thêm ở phía cuối bài)
Bên trái Anh Linh Đài là Thiên Thai Giới Hay là Dặm Thiên Sơn. Đây là 1 hang gió rất cao, nếu du khách lên tới đỉnh miệng hang sẽ nhìn quan sát xuống phía dưới rất đẹp ( ko đẹp bằng Đỉnh Trời- Động Vân Thông) trên này có thờ những vị phật như Thích Ca.. Như lai.. Quam Âm. Phổ Hiền .Văn Thù ..v…vv
Chính giữa Dặm thiên Sơn và Anh Linh Đài là Lối Vào Âm Phủ, đi tầm 20 bước chân.. Bên tay trái là Phán Quan Điện… ( có thể nói đây giống như toàn án dưới Hang Âm Phủ) người ngồi giữa là Phán Quan Tay cầm bút và sổ.. trước mặt phán quan là Cân Công Lý. Trên cán cân có 2 quả bi bên ghi NHÂN và 1 bên ghi QỦA. Trên trụ đở cán cân có 8 chữ.. THIÊN VÕNG KHÔI KHÔI.. SƠ NHI BẤT LẬU ( Lưới trời tuy thưa mà khó lột) những việc mà người dương gian làm có trời biết đất biết và vị phán quan này biết.. ko thể chối tội được.. dưới Âm Phủ là Công Bằng Tuyệt Đối..
Bên Phải là Thập Điện Minh Vương là nơi của 10 vị Diêm vương cai quản 9 tầng địa ngục. Trong truyền thuyết về Âm Phủ cũng như trong Phật Giao của Người A Đông thì địa ngũ chỉ có 9 tầng và Ngục thứ 9 chính là A tỳ địa Ngục.. ai làm việc ác trên dương gian.. Thập ác trên Dương thế khi bị đày vào ngục này thì Viễn bất siêu sinh. Ko được đầu thai.. vị Diêm Vương thứ 10 tên là Chuyển Luân Vương.. cai quản Luân Hồi của tất cả tội nhân tại âm phủ. Kiếp sau của mỗi con người chúng ta như thế nào là do vị Diêm Vương này. 10 vị Diêm Vương này điều có những tên riêng như Tề Vương, Quảng Thành Vương, Diêm La Vương, Bình Đẵng Vương, Đô Thị Vương v..vv ( và chúng ta gọi là Cai quản Ngục)
Trước 10 vị DIÊM VƯƠNG bên trái và phải mô tat những linh hồn trên trần thế , đây là những người bên Phán Quan ko nhận tội sẽ bị đem ra bên này.. truoc 10 vi DVuong là Giams Kính đài( có thể gọi là 1 cái camera thu nhỏ vậy) khi những người ở đây ko nhận tội Giám Kính Đài sẽ chiếu lại cuộc đời người ấy từ lúc sinh ra đến lúc mất đi tội gì điều hiện hết.. trên Giám Kính đài có 4 chữ: “ÁC NGHIỆT TỰ HIỆN” . Dưới Âm Phủ là Công Bằng Tuyệt Đối ko có chút dối trá gì được ở đây cả từ giám kính đài. Nhìn thẳng lên trần độc chúng ta thấy có 1 lối thông nhìn giống như 1 con mắt của 1 vị thần trên thiên đình gọi là Thiên Lý Nhãn ngày đem quan sát nhìn ngó xuống đây….
Chánh giữa Phán Quan và Diêm Vương chính là Địa Tạng Vương Bồ tát đây là nơi mặc định cao 1 của Hang Âm Phủ. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo. Tại các nước Đông Á, Địa Tạng được xem là một trong bốn vị Đại Bồ Tát (ba vị khác là Quán Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền) chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục.
Phía sau của Địa tạng là Bánh xe luân hồi… gồm có lục đạo tam hồi. ngài ngồi đây để đọc kinh cầu siêu cho những vong linh sa vào Hang Âm Phủ.. Sớm được siêu thoát, ngài có nguyện rằng khi Hang Âm Phủ không còn 1 tội nhân nào nữa ngài mới thành phật các bạn tham khảo 4 đại nguyện của Địa tạng (Bạn có thể xem 4 đại nguyện của Ngài ở cuối bài)
Bên Phải Địa Tạng chính là ĐỊA NGỤC MÔN: NƠI XÉT XỬ TỘI CỦA NHỮNG TỘI NHÂN , HAY CÒN GỌI 9 TẦNG ĐỊA NGỤC.
Âm Phủ ở Ngũ Hành Sơn ko giống như Âm Phủ ở những nơi vui chơi Suối Tiên hay Đầm Sen, vì những nơi đó 18 tầng địa ngục mang tính giải trí , còn địa Ngục của Ngũ Hành Sơn thiên về tính Phật giáo, răn de con người làm thiện tích đức, xa cái xấu.. địa ngục ở đây mô phõng từng tầng theo những tội như: Ngoại Tình, Bất Hiếu, Trộm Cướp, Làm Tú Bà Tú Ông, Nói Dối, Tà Dâm (sẽ rõ hơn khi đến vì bài này mình viết ko có chụp hình.. lạnh gáy lắm )
Cuối cùng là Ngục a tỳ.. lễ Vu Lan xuất Phát từ đây …
Theo Phật tích, Mục Kiền Liên – Thanh Đề là câu chuyện Nhân – Quả, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, là câu chuyện đầy tính nhân văn. Xuất phát từ Phật tích này và dựa vào đặc tính của hang động mà nhà vua đặt tên là động Âm Phủ.
Chuyện kể rằng, Mục Kiền Liên là một trong mười vị đệ tử trung tín của đức Phật, khi chưa đi tu ngài có tên là La Bốc, con của ông Phó tướng và mẹ là bà Thanh Đề, cư ngụ tại thành Vương Xá, Ma Kiệt Đa ở Ấn Độ. Ngay từ nhỏ, ngài có tính hiền lành lại được cha dạy dỗ thương người nên ngài sớm có lòng vị tha, biết giúp đở và chia sẽ những khó khăn của người nghèo. Bà Thanh Đề, họ Lưu, trái lại là người gian ngoan, ích kỷ, tính tự cao, tự đại, hay la mắng và bắt những người giúp việc làm những việc quá mức để thu lợi nhuận. Có lần trong cơn giận dữ, bà cùng những kẻ đồng mưu đốt cháy rụi dãy nhà của giới cùng đinh trong làng, và cũng trong cơn hỏa hoạn này, vì lo cứu người nên ông Phó tướng bị chết. Một hôm, vì một mâu thuẩn nhỏ, bà cùng những giới tu sĩ Bà La Môn bất thiện âm mưu nấu thịt chó cho các vị tăng sĩ Phật giáo ăn rồi rêu rao khắp bàn dân thiên hạ (tuy nhiên, do biết trước, các vị tăng sĩ đã dấu thịt chó vào tay áo và đem về chôn), bà Thanh Đề với bản chất tham tàn, bạo ngược nên ngày càng dấn sâu vào tội ác. Buồn vì không khuyên được mẹ, La Bốc ra đi và sau đó đến xin đức Phật xuất gia, thành tu sĩ và lấy pháp danh là Mục Kiền Liên.
Do gây nhiều nhân xấu, bà Thanh Đề sau khi bị chết đày xuống âm phủ, qua 10 tầng địa ngục: Ngục Nhân Quan, ngục Xảo Minh, ngục Bác Hoạch, ngục Kiếm Thụ Đao Sơn, ngục Khôi Hà, ngục Đồng Trụ, ngục Hà Băng, ngục Hắc Ám, ngục Canh Thiệt và ngục A tỳ và giam giữ tại đó, đây là ngục có nhiều hình phạt khắc nghiệt nhất, bát cơm bưng ăn sẽ hóa thành lửa. Thương mẹ, Mục Kiền Liên đã dùng thần thông để xuống âm phủ tìm thăm và giúp mẹ, nhưng theo lẽ công bằng ai làm nấy chịu nên không thể giúp được gì. Quá thương mẹ, ngài về thưa với đức Phật xin độ trì cứu giúp. Xét thấy tấm lòng hiểu để của Mục Kiền Liên, ngài đã cùng chư tăng làm lễ cầu an cho bà để mau giải thoát. Quả nhiên, sau đó bà Thanh Đề được tha khỏi ngục, biết ăn năn sám hối và tiếp tục tu tâm sửa tính để trở lại cuộc sống an vui hạnh phúc.
Bên phải Ngục a tỳ là Sám Hối Đài.. có hình tượng 2 bàn tây đang bưng 1 quả tim.. trên quả tim này có 1 chử tâm, hình dạng như lá bồ đề.. người ta nói Tâm của mỗi con người chúng ta ai cũng trong sach và sang như lá bồ đề vậy, nên nếu có tội lỗi gì hãy lên Sám Hối. và Sám hối đài cũng như suối giải oan, đây cũng là do trí tưởng tượng của con người làm ra không có trong truyền Thuyết về Hang Âm Phủ.
Đọc thêm liên quan:
1. Truyền thuyết Vua Minh Mạng với động Âm Phủ:
Tương truyền khi vi hành đến Ngũ Hành Sơn, vua Minh Mạng đã nhiều lần khám phá động Âm Phủ, vì đây là hang động tương đối hiểm trở, khó vào, bên trong có một đường chui sâu xuống lòng đất. Tại đây, nhà vua đã cho 12 quân lính cầm đuốc lần lượt chui xuống. Lạ thay, mỗi lần chui xuống là mỗi lần tắt đuốc. Có một số người lính can đảm tìm cách xuống động mà không cần cầm đuốc, nhưng cũng đều thất bại.
Cũng có tương truyền vua Minh Mạng muốn tìm hiểu động Âm Phủ sâu đến đâu nên Ngài đã khắc chữ vào quả bưởi rồi thả xuống hang. Qua hôm sau, người ta nhìn thấy quả bưởi nổi trên bãi biển. Chuyện thực hư thế nào chưa rõ, nhưng cảm giác ban đầu là hang động này rất sâu, hiểm trở, càng xuống càng tối, đường đi quanh co, không khí ẩm ướt, cảm giác ghê sợ, thậm chí nếu lỡ rớt xuống đó thì chỉ còn nước tìm xác… ngoài biển!
2. Trận đánh tại Hang Âm Phủ Ngũ Hành Sơn 1968 (5 dũng sĩ Ngũ Hành Sơn):
Đêm 23-12-1968, khi chúng tôi chưa thực hiện xong nhiệm vụ trinh sát Sân bay Nước Mặn thì trời đã chuyển về sáng. Tôi quyết định cho đội quay trở ra để tối hôm sau sẽ vào trinh sát tiếp. Cũng như khi tiềm nhập, 5 anh em đã phải vòng xuống dưới biển, chỉ nhô mũi lên để thở suốt cả một quãng dài mấy cây số mới thoát ra khỏi khu vực bố phòng của địch. Hơn 4 giờ ngày 24-12, chúng tôi mới vào tới hang Âm Phủ.
Đến chừng 8 giờ, tôi chợt nghe có nhiều tiếng động, bèn gọi anh em bật dậy, sẵn sàng chiến đấu. Nhìn thấy những bóng đen lăm lăm chĩa súng tiến vào hang, chúng tôi biết là địch đã bao vây và xác định phải chủ động tấn công trước. Khi bọn địch đến giữa hang, nơi có khoảng trống thông lên trời thì lộ rõ đội hình dưới ánh sáng xuyên từ trên xuống. Chúng tôi núp sau các ngách hang, cách địch rất gần, đồng loạt ném lựu đạn và quét AK vào đội hình địch.
Ngay từ phút đầu đã có hàng chục tên chết, nhiều tên khác bị thương, kêu la inh ỏi. Những tên sống sót hoảng hốt tháo chạy trở ra. Một số tên chạy tọt vào cuối hang và cuống cuồng gọi điện xin cứu viện. Tôi phân công một đồng chí khống chế bọn địch ở cuối hang, một đồng chí leo lên cản phá địch đổ quân trên đỉnh núi và không cho địch chui xuống hang. Tôi và hai đồng chí đảm nhiệm ngăn chặn, tiêu diệt quân địch ở ngoài hang tiến vào. Địch bắn vào như trút đạn nhưng đã có vách đá che chắn cho chúng tôi. Chúng tôi bình tĩnh bắn trả, giữ vững trận địa. Vũ khí của những tên địch chết, trong đó có hai khẩu đại liên nhanh chóng được chúng tôi sử dụng để tiêu diệt đồng bọn của chúng.
Trận đánh kéo dài gần 30 phút. Địch thiệt hại nặng. Nhưng chỉ chốc lát, từng tốp giặc lại hò hét xông vào hang. Chúng tôi núp sau những tảng đá lớn, chờ địch đến gần mới nổ súng. Xác giặc chồng lên nhau trước cửa hang. Trong khi đó, ở trên đỉnh núi, địch thả dây chui xuống hang đều bị Vũ Quốc Hùng (vốn là chiến sĩ trinh sát) tiêu diệt khi chúng còn lơ lửng giữa lòng hang…
Đến gần trưa, quân địch ở phía trước đã lùi ra xa, còn ở trên đỉnh núi chúng cũng không dám thả dây xuống nữa. Tôi liền cử Ri và Hoàn xuống dẹp xác giặc qua hai bên để lấy đường cơ động và thu chiến lợi phẩm. Hai anh em lấy súng đạn địch chất lại thành đống và thu được rất nhiều bao thức ăn tổng hợp của lính Mỹ. Chúng tôi vừa ăn, vừa nói vui: “Mỹ, ngụy cung cấp cho ta cả súng đạn và thức ăn để ta đánh chúng”.
Buổi trưa hôm ấy đã diễn ra một điều đặc biệt. Ấy là lời đề nghị của Vũ Quốc Hùng. Khi chúng tôi lại gần nhau để hội ý, thì Hùng từ tốn nói:
– Các anh ạ! Khi tiễn em vào Nam chiến đấu, bố em đã dặn em rằng: “Không có Đảng thì gia đình ta không có ngày hôm nay. Bố mong con ra đi tiến bộ, luôn hoàn thành nhiệm vụ của Đảng giao”. Từ lâu, em hằng mong ước là được đứng vào hàng ngũ của Đảng để xứng đáng với lời dặn của bố em. Nay em tha thiết mong các anh xem xét đến nguyện ước của em.
Quá xúc động trước lời đề nghị của Hùng, ba chúng tôi (Lái: phó bí thư chi bộ, Thành: đảng viên chính thức, Ri: đảng viên dự bị) liền họp xét và coi lời đề nghị của Hùng như là lá đơn xin vào Đảng. Chúng tôi thống nhất sẽ chịu trách nhiệm trước tổ chức về sự vận dụng trong điều kiện chiến đấu và nhất trí kết nạp Vũ Quốc Hùng vào Đảng. Lễ kết nạp được tiến hành ngay sau đó. Tôi đĩnh đạc tuyên bố: “Từ giờ phút này, đồng chí Vũ Quốc Hùng, đội viên Đội quyết tử, quê quán ở Thủ đô Hà Nội là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.”. Hùng vui mừng và xúc động đến trào nước mắt, giơ tay thề: “Xin thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!”.
Lễ kết nạp đảng viên xong, ai nấy trở về vị trí chiến đấu. Đến 3 giờ chiều, máy bay, xe tăng và bộ binh địch lại ầm ầm kéo đến, hòng “diệt tốp cộng quân bị kẹt trong núi”. Thấy một chiếc máy bay Mỹ sà xuống thấp, tôi liền quét một tràng AK, làm nó bốc cháy tại chỗ. Nhiều tên địch ngoan cố lăn xả vào hang, nhưng hết đợt này đến đợt khác đều bị chúng tôi đánh lui. Tại hang lên trời, đảng viên mới Vũ Quốc Hùng lại lập công xuất sắc, những tốp địch thả từ trên máy bay xuống theo thang dây đã bị anh tiêu diệt không sót một tên.
Trời sẫm tối. Quân địch lui ra ngoài tổ chức bao vây và để lại phía trước cửa hang một chiếc xe tăng M113. Chiếc xe tăng này đã yểm trợ cho bộ binh địch và trong trận đánh thì những tên giặc trên xe đã bỏ xe mà chạy. Chớp thời cơ, Huỳnh Ri (vốn là Xã đội phó Hòa Hải) băng ra ngoài, vọt lên xe tăng, dùng súng máy trên xe bắn xối xả vào đội hình địch. Lập tức, tôi lệnh các chiến sĩ phá hủy vũ khí địch và nhanh chóng rút ra khỏi hang, cắt đường trở về đơn vị. Riêng Hoàn vốn là du kích mật của Hòa Hải và còn tuổi thiếu niên nên tôi cho em trở về nhà để tiếp tục hoạt động hợp pháp.
Ba ngày sau, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra thông báo: “Tại Non Nước-Ngũ Hành Sơn-Quảng Nam Đà Nẵng, Đội quyết tử của ta đã ghi một chiến công tuyệt vời: Đội đã oanh liệt đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, tiêu diệt 160 tên Mỹ- ngụy, thu nhiều vũ khí, bắn rơi một máy bay trực thăng, phá hủy hai xe tăng địch.
3. Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đức Phật nói về bốn tiền thân, với bốn đại nguyện của ngài Địa Tạng như sau:
Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Chúng sinh độ tận, phương chứng bồ đề. Địa ngục vị không thệ bất thành Phật.” Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sinh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng sinh được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.”
Vào thời quá khứ vô số kiếp trước, thuở đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, và cầu nguyện đức Phật cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho cô biết là mẹ của Cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”
Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”
Vô lượng kiếp về thuở quá khứ, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay trở về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sinh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sinh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v… Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh giác.”
Nguồn: Nguyễn Hữu Công (HDV tại điểm tại Ngũ Hành Sơn) – Admin www.citytourdanang.com biên tập và viết lại. (Lưu ý, mọi copy sao chép bài viết phải ghi rõ nguồn cụ thể)
Với tài liệu tham khảo này, City Tour Đà Nẵng hy vọng các bạn hướng dẫn viên sẽ lưu lại cho mình những kiến thức nền tảng tốt nhất để hành nghề, giúp du khách hiểu hơn văn hóa lịch sử quê hương mình. Thân mến!
Đọc thêm các tài liệu khác tại city tour đà nẵng:
Cảm ơn City Tour bằng cách click vào ngôi sao để đánh giá bài viết:
Tin liên quan
Thời gian:
Phương tiện: